Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết vụ kiện tại tòa

No Comments

Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là quyền của đương sự khi cho rằng quyết định áp dụng của Tòa án xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình. Quy định về khiếu nại quyết định này phải tuân thủ đúng pháp luật. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mặt nội dung pháp lý cũng như thủ tục khiếu nại khi đang gặp phải trường hợp này.

quy dinh ap dung bpkctt
Khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa khi quyết định xâm phạm quyền, lợi ích của đương sự

Quy định pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản hoặc bảo đảm thi hành án.

Áp dụng BPKCTT nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án, bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn những hành vi hủy hoại hoặc bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc. Kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đảm bảo việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án.

Việc áp dụng các BPKCTT nhằm bảo đảm thi hành án, ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản trong quá trình giải quyết vụ án. Bảo vệ bằng chứng để bảo đảm cho việc xét xử.

 Áp dụng BPKCTT có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng. Vì vậy Tòa án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định áp dụng và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Quyền của đương sự

Căn cứ (khoản 10 Điều 70 BLTTDS 2015) đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng BPKCTT để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Hậu quả pháp lý của việc áp dụng BPKCTT

  • Tòa án áp dụng không đúng, gậy thiệt hại chịu trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT.
  • Ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, tài sản bị tẩu thán, thiệt hại thuộc về đương sự.
  • Kéo dài thời gian giải quyết vụ án và gây khó khăn trong việc thu thập, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Dẫn đến khiếu nại, kháng nghị của đương sự, Viện kiểm sát khi Tòa án dụng không đúng BPKCTT.
  • Khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản, thẩm phán có sai sót là không ấn định rõ số tiền bị phong tỏa; không xác định giá trị tài sản phong tỏa mà phong tỏa một phần tài sản chung (chưa chia).

Quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

don khieu nai ap dung bpkctt
Đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT theo quy định của pháp luật

Khi không đồng ý với quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án, đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có quyền làm đơn khiếu nại.

Căn cứ theo quy định tại (Điều 140 BLTTDS 2015) thì đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng BPKCTT.

Thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng BPKCTT.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ theo quy định tại (Khoản 3 Điều 141 BLTTDS 2015) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

  • Trước thời gian đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về Chánh án tòa đang thụ lý vụ án. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng.
  • Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Trình tự thủ tục giải quyết

tham quyen giai quyet
Hội đồng xét xử giải quyết khiếu nại áp dụng BPKCTT tại phiên tòa trong thời hạn luật định

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT
  • Quyết định áp dụng BPKCTT của tand
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho rằng quyền khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Nội dung đơn khiếu nại

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nại
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm (trình bày lý do khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT)
  • Yêu cầu giải quyết khiếu nại
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại.

Trình tự thủ tục thực hiện

Việc thực hiện giải quyết khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT được quy định tại (Điều 141 BLTTDS 2015) cụ thể như sau:

  1. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án
  2. Chánh án Tòa xem xét, giải quyết khiếu nại của người khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay cho người có yêu cầu, người bị áp dụng BPKCTT, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu trao đổi hoặc tư vấn trực tiếp về thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline để được hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình nhất có thể. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết vụ kiện tại tòa
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 09, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps