Hợp đồng thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần thường được ký kết trước khi cùng nhau hùn vốn mở công ty. Thực tế cho thấy có không ít những trường hợp thỏa thuận góp vốn nhưng không lập văn bản hoặc thỏa thuận thiếu chặt chẽ gây ra những hậu quả lớn khi đi vào thực hiện. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây khi thực hiện loại hợp đồng này.

thoa thuan ve hop dong gop von
Các bên thỏa thuận ký hợp đồng góp vốn khi thành lập công ty cổ phần

Góp vốn thành lập công ty cổ phần

Góp vốn thành lập công ty cổ phần là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo nên một khoản vốn nhất định phục vụ cho việc thành lập và duy trì công ty sau này, đây là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

  • Việc góp vốn thành lập công ty cổ phần là hành vi tạo dựng cơ sở vật chất để công ty có thể hoạt động, vì công ty cần phải có những khoản vốn nhất định để chuẩn bị cho quá trình hoạt động của công ty sau này.
  • Để ghi nhận sự kiện góp vốn, tránh rủi ro cho cả công ty và người góp vốn, việc góp vốn cần phải được lập thành văn bản.

Tài sản góp vốn

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì tài sản góp vốn có thể là:

  • Đồng Việt Nam,
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi,
  • Vàng,
  • Giá trị quyền sử dụng đất,
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật,
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Về nguyên tắc, mọi loại tài sản được pháp luật thừa nhận đều có thể được sử dụng để góp vốn. Tuy nhiên trên thực tế,các bên khi thỏa thuận góp vốn thành lập công ty có quyền tiếp nhận hoặc từ chối các loại tài sản cụ thể nếu nghi ngờ khi tiếp nhận loại tài sản góp vốn đó sẽ có khả năng phát sinh rủi ro.

Thời hạn góp vốn

thoi han gop von la 90 ngay
Thời hạn góp vốn là 90 ngày

Tại khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Nội dung hợp đồng thỏa thuận góp vốn

Thỏa thuận về vốn là thỏa thuận quan trọng nhất trong hợp đồng thành lập công ty, đó còn có thể sử dụng tên gọi khác cho hợp đồng này là “Hợp đồng góp vốn thành lập công ty”:

  • Hợp đồng thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần: là văn bản ghi nhận các nội dung về số vốn mà các cổ đông bỏ ra để hợp tác kinh doanh với nhau khi thành lập công ty cổ phần.
  • Văn bản này thường được các cổ đông sáng lập thống nhất và ký kết trước khi cùng nhau mở công ty.
  • Thỏa thuận này có ý nghĩa ngay cả khi công ty không được thành lập.
thoa thuan cu the trong hop dong gop von
Hợp đồng góp vốn cần đảm bảo các nội dung cơ bản

Việc thỏa thuận góp vốn khi thành lập công ty rất quan trọng vì có liên quan đến các vấn đề như trách nhiệm của các cổ đông hoặc để giải quyết tranh chấp liên quan đến vốn góp. Trong hợp đồng thỏa thuận góp vốn khi thành lập công ty cổ phần phải đảm bảo được các nội dung sau:

  • Thông tin ngày, tháng, năm, địa chỉ để lập hợp đồng;
  • Thông tin cụ thể của các cổ đông sáng lập như: Họ tên; ngày sinh; quốc tịch; số CMND; hộ khẩu thường trú;
  • Các thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh;
  • Thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông;
  • Thỏa thuận phân chia lợi nhuận;
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp;
  • Điều khoản bất khả kháng;
  • Biên bản thỏa thuận về các chức danh trong công ty như ai là Giám đốc/Tổng giám đốc/Người phụ trách từng bộ phận; …

Chủ thể trong hợp đồng

Chủ thể trong hợp đồng góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu để góp vốn thành lập công ty cổ phần là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Điều khoản góp vốn

Cần lưu ý rằng các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trong điều khoản góp vốn cần thỏa thuận rõ:

  • Số vốn góp và phần vốn góp của từng thành viên;
  • Tổng số vốn điều lệ của công ty;
  • Loại tài sản dùng để góp vốn: Tiền mặt, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, bất động sản…
  • Phương thức góp vốn: góp bằng tiền mặt, hình thức chuyển khoản, kí séc…
  • Định giá tài sản góp vốn;
  • Thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông;
  • Thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn góp,…

Giá trị vốn góp

Khi soạn thảo điều khoản xác định giá trị vốn góp, Điều 37 Luật Doanh nghiệp có quy định các chủ thể có thẩm quyền thẩm định giá tài sản góp vốn là:

  • Cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;
  • Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp, trường hợp này phải được đa số cổ đông sáng lập đồng ý.

Cần lưu ý quy định rõ về điều kiện góp vốn bằng:

  • Loại vốn góp là bất động sản, Giá trị thuê mặt bằng: chú ý đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp. Kèm thêm điều kiện người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sang tên từ cá nhân sang pháp nhân là công ty cổ phần),
  • Giá trị nhân công lao động (được định giá theo nguyên tắc nhất trí), …

Tỷ lệ vốn góp

Đối với điều khoản xác định tỷ lệ chuyển đổi từ vốn góp tương đương với bao nhiêu cổ phần: tỷ lệ góp vốn là phần góp vốn của thành viên khi sáng lập công ty so với tổng vốn điều lệ.

Rút, chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông nếu muốn quyết định rút vốn góp có thể thực hiện bằng cách:

  • Yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình: khi cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty.
  • Chuyển nhượng cổ phần.

Luật Doanh nghiệp cho phép cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:

  • Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;
  • Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.

Thỏa thuận phân chia lợi nhuận

Lợi nhuận được trả cho thành viên công ty là cổ túc. Đây là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

Để có thể xác định được lợi nhuận, trước tiên phải làm rõ nội dung mà cam kết về việc hưởng quyền chia lợi nhuận với công ty như thế nào trong điều lệ công ty (các thành viên sẽ được chia lợi nhuận theo nguyên tắc trong Điều lệ) hoặc Chính sách chia cổ tức dựa vào nghị quyết mà hội đồng quản trị thống nhất. Ngoài ra, cần xem xét cổ phần góp vốn là loại cổ phần gì.

Lợi nhuận sẽ được chia dựa vào số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu trong công ty. Việc chia cổ tức được tính như sau: tỷ lệ chi trả cổ tức  = cổ tức một cổ phần/thu nhập một cổ phần.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp, giải pháp đầu tiên các bên cần làm là ngồi lại thỏa thuận, thương lượng với nhau để nếu có thể thì sẽ điều chỉnh lại hợp đồng góp vốn theo hướng đảm bảo lợi ích các bên.

Nếu các bên không thể thương lượng thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm. Vì vậy ở điều khoản này cần quy định các vấn đề về luật áp dụng để giả quyết, cơ quan giải quyết khi có tranh chấp.

Khi có những trường hợp phức tạp, việc góp vốn không thể quy định gói gọn trong một điều khoản của hợp đồng, lúc này nên lập phụ lục hoặc những hợp đồng phụ như:

  • Hợp đồng góp vốn bằng tài sản hữu hình (không phải tiền Việt Nam hay ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng): các thành viên cần định giá tài sản theo nguyên tắc nhất trí để quy đổi thành tiền.
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: cần ghi rõ diện tích, loại đất, vị trí, dố hiệu trên bản đồ địa chính, tình trạng sử dụng đất, thời hạn thuê đất còn lại (nếu có),…
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ…

Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý liên quan đến quy định về công ty cổ phần, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hợp đồng thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



May 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Cá nhân cho công ty vay tiền không lấy lãi có thể bị ấn định lãi suất vay để truy thu thuế do giao dịch không phù hợp với mức lãi suất trên thị trường. Việc cho vay, mượn tiền mà không tính lãi suất được hiểu là trao đổi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Do vậy, trường hợp này có thể bị ấn định thuế.

quy dinh ve an dinh thue khi cho vay khong lay lai
Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp

Ấn định thuế theo quy định của pháp luật

Có thể hiểu ấn định thuế là việc doanh nghiệp, cá nhân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo một con số nhất định nào đó mà cơ quan thuế đã đưa ra.

Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

Theo Luật quản lý thuế hiện hành, người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế do cơ quan thuế ấn định ở trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
  • Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp thuế khoán.
  • Đối với một số trường hợp xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trong đó, trường hợp bị ấn định thuế do vi phạm pháp luật về thuế thuộc các trường hợp sau đây:

  • Không đăng ký thuế;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế: nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
  • Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
  • Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
  • Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
  • Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
  • So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
  • Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Chính sách thuế với khoản tiền cho vay không tính lãi

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp hoặc các ấn định các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp và ra thông báo nộp thuế theo nguyên tắc: khách quan, công bằng và đúng luật.

  • Trên thực tế, các khoản vay mà hợp đồng cho vay không lấy lãi hoặc cho vay với lãi suất 0% có rủi ro cao sẽ bị ấn định lãi suất vay để truy thu thuế do giao dịch không phù hợp với mức lãi suất trên thị trường.
  • Trường hợp cơ quan thuế không trực tiếp truy thu được thuế từ bên có nghĩa vụ thì khả năng cao cơ quan thuế sẽ truy thu trực tiếp của bên còn lại.

Theo Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 (sửa đổi bổ sung), người nộp thuế bị ấn định thuế trong trường hợp mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

Ở đây, việc cho vay, mượn tiền mà không tính lãi suất được hiểu là trao đổi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Do vậy, trường hợp này có thể bị ấn định thuế –  kê khai, nộp thuế theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (Điểm e, Khoản 1, Điều 37 – Luật Quản lý thuế 2006).

Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ. Khi doanh nghiệp đi vay cá nhân cần có các chứng từ sau:

  • Hợp đồng vay tiền;
  • Chứng từ giao dịch;
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Nếu có trả tiền lãi vay)
quy dinh cua phap luat ve thue
Chính sách thuế đối với khoản tiền vay không tính lãi

Cá nhân cho công ty vay tiền không lấy lãi có bị ấn định thuế không?

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế áp cho người nộp thuế một số thuế cụ thể nhất định bắt buộc người nộp thuế phải nộp đối với một nghĩa vụ thuế nào đó trong một số trường hợp nhất định.

Khi cá nhân cho công ty vay tiền mà không lấy lãi hoặc cho vay với lãi suất 0% thì cơ quan thuế có thể xác định điều này là một rủi ro, vì vậy sẽ bị ấn định lãi suất vay để truy thu thuế do giao dịch không phù hợp với mức lãi suất trên thị trường (truy thu thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ đầu tư vốn):

  • Nếu cá nhân cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0%, thu nhập = 0đ thì thuế TNCN = 0;
  • Nếu cá nhân cho doanh nghiệp vay với lãi suất lớn hơn 0%, thu nhập > 0đ thì thuế TNCN = (Tổng tiền vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%. Có nghĩa là nếu công ty bạn đi vay tiền của cá nhân mà phải trả tiền lãi (dù lãi suất thấp thì cũng là lớn hơn 0%) thì khi trả tiền lãi vay phải khấu trừ thuế TNCN 5% trên tổng số tiền lãi vay.  

Trường hợp cơ quan thuế không trực tiếp truy thu được thuế từ bên có nghĩa vụ thì khả năng cao cơ quan thuế sẽ truy thu trực tiếp của bên còn lại.

Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.

truy thu thue thu nhap ca nha khi cho vay
Truy thu thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ đầu tư vốn

Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề cá nhân cho doanh nghiệp vay không lấy lãi. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Cá nhân cho công ty vay tiền không lấy lãi có bị ấn định thuế không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



May 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó sự kiện pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động có thể là do các bên thỏa thuận chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đông hoặc vì một số lý do khác.

cham dut hop dong khong xac dinh thoi han
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Căn cứ vào Bộ luật lao động 2012, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là:

  • Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Đây là loại hình hợp đồng lao động không xác định thời gian sử dụng lao động, trên thực tế thường được sử dụng sau khi kết thúc 01 hợp đồng có thời hạn trước đó.

Khi đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì hằng năm sẽ không phải ký lại hợp đồng lao động mới.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Điều 36 Bộ luật lao động 2012, các trường hợp CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN được quy định như sau:

  • Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu.
  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
cham dut hop dong lao dong
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 BLLĐ 2012

Trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Đối với trường hợp hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì bên có nhu cầu có quyền đề nghị việc chấm dứt hợp đồng lao động với bất kỳ lý do gì và nếu được bên còn lại chấp nhận thì hợp đồng lao động chấm dứt.

Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày (khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012).

Lưu ý:

  • Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
  • Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định, tức không bắt buộc phải tuân thủ thời hạn báo trước 45 ngày trong trường hợp này.

Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo Điều 38 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu báo cho người lao động biết trước 45 ngày, với các lý do thuộc những trường hợp sau đây:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động: dựa vào quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp (Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Lưu ý: Không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi:

  • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
  • Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
  • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Trường hợp chấm dứt hợp đồng khi xử lý kỷ luật sa thải

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi:

  • Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc,
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ,
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động,
  • Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành qua 04 bước:

  1. Xác nhận hành vi vi phạm;
  2. Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động;
  3. Ban hành quyết định xử lý kỷ luật;
  4. Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Tùy từng trường hợp như đã trình bày ở trên, người lao động hoặc người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện báo trước 45 ngày khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Theo Điều 47 Bộ luật lao động, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, hoặc các khoản bồi thường nếu có; Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
phai bao truoc khi cham dut hop dong
Cần đảm bảo điều kiện báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Khi các bên có tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn, cần đảm bảo nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động:

  • Thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Tùy từng trường hợp mà thẩm quyền giải quyết có thể thuộc về: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng trọng tài lao động.

Trên đây là bài viết tư vấn luật lao động hướng dẫn thủ tục chấm dứt hợp đông không xác định thời hạn của chúng tôi. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



May 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là giao dịch giữa các bên trước khi tiến hành mua bán nhà ở. Tuy nhiên loại hợp đồng này chứa nhiều rủi ro pháp lý. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Long Phan PMT.

mau hop dong dat coc mua ban chung cu
Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư cần có đầy đủ các điều khoản của hợp đồng theo luật định

Các trường hợp đặt cọc mua bán chung cư

Giữa bên bán (chủ đầu tư) và người mua (khách hàng)

Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng.

Điều kiện nhận đặt cọc là hai bên cùng thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.

  • Bên mua yêu cầu bên bán cung cấp thông tin tổng quan về căn hộ
  • Thông tin các giấy tờ pháp lý thể hiện tính hợp pháp của căn hộ như biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,…
  • Tiến độ thi công và thời gian hoàn thành để bàn giao
  • Thỏa thuận số tiền đặt cọc (luật không quy định về mức tiền đặt cọc nên số tiền đặt cọc do hai bên thỏa thuận và đảm bảo thực hiện theo hợp đồng).

Trên thực tế, hợp đồng đặt cọc chưa đảm bảo được tối ưu quyền lợi của người mua. Như đã nói, việc đặt cọc là thủ tục cơ bản giữa các bên để tiến đến ký hợp đồng mua bán chung cư, đây là hình thức đảm bảo cho giao dịch mua bán căn hộ. Số tiền đặt cọc sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng chung cư.

Vì vậy, khi ký kết hợp đồng đặt cọc, bên mua cần lưu ý điều khoản thanh toán trước khi đặt bút ký vào hợp đồng để tránh trường hợp mất tiền oan phí.

Một điểm quan trọng các bên trong giao dịch đặc biệt là người mua cần lưu ý về thời điểm ký kết hợp đồng đặt cọc cũng như thời điểm ký kết hợp đồng mua bán phải được thỏa thuận cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng và các điều khoản bồi thường, phạt vi phạm trước khi thực hiện giao dịch.

Giữa người bán (người đã ký hợp đồng với chủ đầu tư) và người mua

Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng đặt cọc

  • Hợp đồng đặt cọc giữa người mua trước với chủ đầu tư được thực hiện với người mua sau phải đảm bảo được các giấy tờ về mặt pháp lý cũng như phải đảm bảo trình tự thủ tục đặt cọc.
  • Người mua cần chọn dự án chung cư đã được ngân hàng bảo lãnh, điều này đồng nghĩa là dự án đã được thẩm định về pháp lý cũng như đảm bảo về tiến độ xây dựng của dự án.

Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng mua bán

Giai đoạn đã được bàn giao nhà

Khi ký hợp đồng đặt cọc căn hộ chung cư đã bàn giao nhà, bên mua cần lưu ý những điều khoản trong hợp đồng như: giấy chứng nhận hợp pháp của căn hộ, chính sách quản lý, duy trì, bảo dưỡng, mức phí đóng hàng năm, kiểm tra các thông tin liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy,…

Các thông tin cần được đảm bảo trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư đã được bàn giao nhà bao gồm:

  • Thông tin cá nhân của bên bán và bên mua
  • Thông tin về căn hộ (diện tích, giá trị căn hộ, trang thiết bị,…)
  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn thanh toán cho các đợt tiếp theo
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
  • Quy định tiền thuế
  • Chữ ký xác nhận của hai bên.

Giai đoạn chưa được bàn giao nhà

Hợp đồng đặt cọc trong giai đoạn này thông thường để giữ chỗ cho căn hộ chung cư. Người mua cần xem xét các yếu tố sau trước khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc:

  • Tiến độ thi công của căn hộ
  • Thời gian cam kết bàn giao căn hộ
  • Mức bồi thường trong trường hợp chủ đầu tư chậm giao nhà, phạt vi phạm
  • Hình thức xử lý đối với các thiết kế thi công không đúng như hợp đồng đã cam kết
  • Yêu cầu xem phụ lục hợp đồng, chi tiết thiết kế, thi công,…

Người mua trước đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà

  • Người mua sau khi ký hợp đồng đặt cọc yêu cầu người bán cung cấp thông tin về căn hộ, các giấy tờ pháp lý như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), biên bản bàn giao căn hộ, biên bản thỏa thuận đặt cọc.
  • Nếu có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, người mua mới được thỏa thuận hợp đồng đặt cọc.
  • Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng theo quy định.
  • Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền.

Rủi ro của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư

rui ro khi dat coc chung cu
Các bên thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư cần chú ý để tránh rủi ro xảy ra
  • Rủi ro liên quan đến quy hoạch: nhà đất đã hợp pháp và đầy đủ thủ tục nhưng lại vướng vào các công trình đang quy hoạch, giải tỏa…
  • Rủi ro vì nhà đất chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý
  • Rủi ro do tranh chấp, các vấn đề chưa giải quyết được như đồng sở hữu
  • Rủi ro do bên bán không xuất trình đầy đủ các giấy tờ do đang bị thế chấp, cầm cố.
  • Rủi do do các cơ quan hành chính nhà nước đang thụ lý hồ sơ nhà đất.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư

quy dinh ve hop dong dat coc mua ban chung cư
Bên bán giao cho bên mua một số tiền để thực hiện giao kết hợp đồng

Các điều khoản của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư cần đáp ứng cơ bản nội dung của hợp đồng quy định tại (Khoản 2 điều 398 Bộ luật dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Thông tin cơ bản của bên bán và bên mua (họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại,…)
  • Thông tin đối tượng giao dịch (căn hộ chung cư: diện tích đất, diện tích xây dựng, tình trạng nhà bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà, tiến độ xây dựng,…)
  • Số tiền đặt cọc bên mua giao cho bên bán sau khi ký hợp đồng đặt cọc
  • Thời gian hai bên thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý tiếp theo
  • Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, phương thức thanh toán
  • Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Hai bên ký nhận, kết thúc giai đoạn đặt cọc để chuyển qua giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán chung cư.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Tên hợp đồng (Hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư)
  • Xác định chủ thể tham gia hợp đồng
  • Các thông tin căn nhà cần ghi trong hợp đồng đặt cọc như sau: Địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà có bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà.
  • Giá bán và phương thức thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Cam kết chung

Trên đây là nội dung bài viết về hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn pháp luật. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 30, 2020 at 01:00PM
Read More

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cho người dân. Thủ tục này được thực hiện theo quy định của pháp luật. Để biết được việc cấp lại giấy phép lái xe như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

huong dan cap giay phep lai xe bi mat
Người điều khiển xe khi bị mất giấy phép lái xe được cấp lại theo quy định của pháp luật

Tầm quan trọng của giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đối tượng đủ độ tuổi lái xe, cho phép họ vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, xe buýt, xe ô tô, xe container,…

Giấy phép lái xe được phân thành nhiều loại, áp dụng cho từng loại xe khác nhau. Giấy phép hạng A1, B2 là hai loại giấy phép sử dụng phổ biến hiện nay và các loại giấy phép khác như: A2, B1, hạng c,…

  • Hạng A1: cấp cho người sử dụng mô tô hai bánh từ 50 đến 175 phân khối
  • Hạng B2: cấp cho người sử dụng ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kinh doanh vận tải, xe tải, máy kéo dưới 3500kg.

Khi tham gia giao thông trên đường, người lái xe cần phải có giấy phép lái xe. Trường hợp cảnh sát giao thông giữ lại, người lái xe phải xuất trình được giấy phép lái xe.

Trong trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

  • Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự mô tô bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • phạt từ 200.000 đồng – 400.000 đồng
  • Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Điều kiện để được cấp lái giấy phép lái xe bị mất

quy dinh dieu kien cap giay phep lai xe
Đối tượng xin cấp lại giấy phép phải thỏa điều kiện theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại (khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT), người điều khiển xe khi bị mất sẽ được cấp lái giấy phép lái xe khi:

  • Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
  • Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lái giấy phép lái xe (không phải thi sát hạch lại).
  • Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trình tự thực hiện

quy dinh cap lai giay phep lai xe
Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe được quy định tại (khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (theo mẫu đơn xin quy định tại Phụ lục 29 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3
  • Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe
  • Bản sao kèm theo bản chính gồm: chứng minh nhân dân/căn cước công dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài)
  • Nếu giấy phép lái xe bị mất quá hạn từ 03 tháng trở lên phải thi sát hạch nên có thêm mẫu Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép lái xe. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì phát hành giấy hẹn ngày đến làm thủ tục cấp lại.

  • Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại (không phải thi sát hạch lại)
  • Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại.

 Bước 3: Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải để nhận giấy phép lái xe mới và hồ sơ gốc của bằng lái.

Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất được quy định tại (Thông tư 188/2016/TT-BTC) như sau:

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần. Phí sát hạch lái xe:

  • Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết là 40.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành là 50.000 đồng/lần.
  • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F). Sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trong hình là 300.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng là 60.000 đồng/lần.

Bài viết trên hướng dẫn cấp giấy phép lái xe bị mất theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc về thủ tục trên hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư về các vấn đề giao thông, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 30, 2020 at 10:00AM
Read More

Người phụ thuộc là đối tượng được giảm trừ gia cảnh nếu đáp ứng các điều kiện theo luật định. Một trong những điều kiện đó là phải có mã số thuế. Tuy nhiên luật áp dụng vẫn có ngoại lệ cho người phụ thuộc khi chưa có mã số thuế được giảm trừ. Cụ thể quy định như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

giam tru doi voi nguoi phu thuoc chua co ma so thue
Người phụ thuộc được hưởng miễn trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật

Các đối tượng là người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh được quy định tại (điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) bao gồm:

Thứ nhất là con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng. Cụ thể:

  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng)
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
  • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Thứ hai là vợ hoặc chồng của người nộp thuế

Thứ ba là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi hợp pháp cỉa người nộp thuế

Thứ tư là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Cụ thể:

  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế
  • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế
  • Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột
  • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) người phụ thuộc được hưởng mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu đồng/tháng.

Điều kiện được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

Trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế được giảm trừ

quy dinh dang ky ma so thue nguoi phu thuoc
Người phụ thuộc không có mã số thuế vẫn được giảm trừ gia cảnh theo luật định

Pháp luật quy định cá nhân có đăng ký và có mã số thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh. Còn đối với người phụ thuộc thì việc không có mã số thuế không là điều kiện bắt buộc được giảm trừ gia cảnh.

Căn cứ tại (khoản 4 Điều 24 Thông tư 111/2013/TT-BTC) đối với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) của người nộp thuế.

Như vậy, đối tượng là người phụ thuộc khi chưa có mã số thuế vẫn được giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật về thuế.

Thủ tục thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh

mau to khai giam tru nguoi phu thuoc
Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc theo quy định của pháp luật

Cá nhân đăng ký người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập

Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp. Hồ sơ được quy định tại (điểm b khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC) bao gồm:

  • Cá nhân gửi văn bản ủy quyền (Mẫu giấy ủy quyền).
  • Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
  • Người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp

  • Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;
  • Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theo Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.

Cá nhân tự đăng ký

Về thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được quy định tại (khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC) cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên)
  • Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý thuế.

Nội dung bài viết trên đã giải quyết được cho bạn đọc về câu hỏi người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ.

Trường hợp quý bạn đọc thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự tư vấn trực tiếp của luật sư trong vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ không
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 30, 2020 at 07:00AM
Read More

Chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay khi nhu cầu về nhà ở ngày càng cao. Tuy nhiên hình thức mua bán này chứa rất nhiều rủi ro khi chưa có sổ đỏ. Để hạn chế những rủi ro không mong muốn khi thực hiện, các bên cần nắm rõ quy định của pháp luật. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan cho quý bạn đọc.

huong dan thu tuc chuyen nhuong chung cu chua co so do
Chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ là giao dịch thường xuyên diễn ra giữa các bên

Điều kiện chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý quan trọng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất hợp pháp. Đây là văn bản chứng minh người sử dụng đất có quyền sở hữu hợp pháp đối với đất cũng như tài sản có trên đất của mình.

Giao dịch mua bán chung cư phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ bên bán cho bên mua để thể hiện việc chuyển giao quyền sử dụng căn hộ. Tuy nhiên không phải trường hợp mua bán căn hộ nào cũng cần phải có sổ đỏ.

Theo quy định tại (khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở 2014) giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận trong trường hợp sau:

  • Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định pháp luật. 
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Quy định chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ đỏ

mua ban chung cu khong co so do
Chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai (chung cư) không bắt buộc có sổ đỏ

Chuyển nhượng căn hộ chung cư khi chưa có sổ đỏ thực chất là giao dịch chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Căn cứ theo quy định tại (Điều 59 Luật kinh doanh bất động sản 2014), việc chuyển nhượng này được quy định như sau:

  • Bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.
  • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
  • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thủ tục thực hiện chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ

ky ket hop dong mua ban chung cu khong co so do
Các bên thực hiện ký kết hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục thực hiện

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư được quy định tại (Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD), cụ thể như sau:

Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. (công chứng, chứng thực nếu bên bán không phải là tổ chức có chức năng chuyên về kinh doanh bất động sản).

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 3: Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ này bao gồm:

  • Năm bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Chủ đầu tư xác nhận và văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán trong thời hạn 05 ngày làm việc và giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau:

  • 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư, trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng và 01 bản của bên nhận chuyển nhượng;
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.

Bước 4: Chủ đầu tư cấp văn bản xác nhận thay đổi chủ thể trên hợp đồng mua bán, xác nhận số tiền còn lại phải thanh toán theo hợp đồng mua bán. Bên bán phải lập biên bản bàn giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ (VAT) cho bên mua và bàn giao nhà nếu đã có nhà.

Bước 5: Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ cho người mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho bên mua trừ trường hợp bên mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho căn hộ chung cư

Trường hợp 1: Bên chuyển nhượng thực hiện (chủ đầu tư)

  1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai
  2. Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuế thực hiện thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có)
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính: thuế, phí, lệ phí (lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân)
  4. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận, chủ đầu tư trao giấy chứng nhận cho bên mua.

Trường hợp 2: Bên mua tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận

Theo quy định tại (khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), trong trường hợp này, bên mua phải yêu cầu bên bán (chủ đầu tư) cung cấp hồ sơ cho mình để tự đăng ký. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
  • Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.

Nội dung bài viết trên cũng đã phần nào giúp bạn đọc biết được thủ tục chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp quý bạn đọc cần sự giúp đỡ trực tiếp từ luật sư trong việc tư vấn thủ tục pháp lý về mua bán đất đai, quý bạn đọc hãy nhấc máy gọi đến hotline 1900636387 của Công ty Luật Long Phan PMT. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Hoàn thuế thu nhập cá nhân giúp người có nghĩa vụ đóng thuế nhận lại khoản tiền đã đóng thừa cho cơ quan thuế. Để biết được quy định của pháp luật về thủ tục này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

quy dinh hoan thue thu nhap ca nhan
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế

Đối tượng được hoàn thuế thu nhập cá nhân

quy dinh ve doi tuong duoc hoan thue
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho đối tượng theo quy định của pháp luật

Theo quy định (Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC) được sửa đổi, bổ sung bởi (Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC), việc hoàn thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế
  • Cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
  • Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân

Xét về điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân, cá nhân được hoàn thuế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại (khoản 2 Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012) và (Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC) như sau:

  • Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp. Kỳ tính thuế của mỗi cá nhân cư trú thường được tính theo năm hoặc theo lần phát sinh thu nhập. Với những cá nhân thuộc diện không cư trú thì kỳ tính thuế được tính theo lần phát sinh thu nhập. 
  • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế
  • Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

quy dinh thu tuc hoan thue
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế

Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế TNCN

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu 47 – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu 49 – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Đối với những cá nhân trực tiếp nộp kê khai thuế với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.

Trường hợp cá nhân ủy quyền

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ hoàn thuế quy định tại (khoản 1 Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC) bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo (mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) .
  • Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN)

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế gửi người nộp thuế theo quy định tại (điểm a khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Thẩm quyền hoàn thuế

Căn cứ vào số thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:

  • Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  • Ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo hồ sơ hoàn thuế và còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác.

Riêng trường hợp hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp thì Cục trưởng Cục Thuế quyết định hoàn thuế.

Trong các quyết định hoàn thuế nêu trên phải nêu rõ tên người nộp thuế được hoàn thuế, số thuế được hoàn, nơi nhận tiền hoàn thuế.

Nội dung bài viết đã mang đến những kiến thức pháp luật về cách thức hoàn thuế thu nhập cá nhân cho quý bạn đọc.

Nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn của luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 29, 2020 at 09:00AM
Read More

Lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ theo quy định của pháp luật. Để biết được quyền lợi của mình về bảo hiểm xã hội cũng như các loại giấy tờ cần phải có trong việc tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần theo luật định, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

quy dinh ve dieu kien huong bao hiem xa hoi mot lan
Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng để lãnh BHXH một lần

Đối tượng được lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  • Một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại (Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014), (Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) đối tượng được lãnh bảo hiểm xã hội một lần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu (người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên, người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi) mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
  • Chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng.
  • Ra nước ngoài để định cư
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mức lãnh và cách tính bảo hiểm xã hội một lần

quy dinh cach tinh bao hiem xa hoi mot lan
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được pháp luật quy định cụ thể cho người lao động

Trường hợp chưa đóng đủ một năm

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại (khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Trường hợp đóng thời gian bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại (điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP).
  • Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x (chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i) x (tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i)

Trường hợp có tháng lẻ

  • Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
  • Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần

tham quyen cap bao hiem xa hoi mot lan
Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền giải quyết yêu cầu lãnh BHXH một lần cho người dân

Thành phần hồ sơ

Người yêu cầu nộp một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại (Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (mẫu 14-HSB)
  • Đối với người nước ngoài phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu, thị thực, giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài,…
  • Trích sao hồ sơ bệnh án (đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế)

Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong 30 ngày, kể từ ngày người yêu cầu nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại (Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc cấp tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) nơi cư trú.

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu
  • Trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Bước 3: Nhận kết quả của cơ quan giải quyết.

Bài viết trên là hướng dẫn về lãnh bảo hiểm xã hội một lần theo quy định pháp luật. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ hotline bên dưới để nhận được sự giúp đỡ tận tình từ đội ngũ luật sư của Công ty Luật Long Phan PMT. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ gì ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 29, 2020 at 07:00AM
Read More

Thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định theo pháp luật. Việc xác định được thời gian giảm trừ giúp người phụ thuộc không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Để biết được cách thức xác định chính xác, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

xac dinh thoi gian giam tru gia canh cho nguoi phu thuoc
Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh trong trường hợp pháp luật quy định

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh được quy định tại (điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) bao gồm:

Thứ nhất là con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng. Cụ thể:

  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng)
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
  • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Thứ hai là vợ hoặc chồng của người nộp thuế

Thứ ba là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi hợp pháp cỉa người nộp thuế

Thứ tư là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Cụ thể:

  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế
  • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế
  • Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột
  • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) người phụ thuộc được hưởng mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu đồng/tháng.

Điều kiện để giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

quy dinh doi tuong duoc giam tru
Người trong độ tuổi lao động bị khuyết tật là một trong những điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Để được hưởng chính sách giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại (điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) như sau:

  • Đối với người trong độ tuổi lao động thì đối tượng đó phải bị khuyết tật, không có khả năng lao động (những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…)
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng
  • Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

thoi han giam tru cho nguoi phu thuoc
Quá thời hạn đăng ký giảm trừ thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế

Căn cứ theo quy định tại (điểm c.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC), thời gian giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được xác định kể từ khi:

  • Người nộp thuế của người phụ thuộc đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
  • Đối với người phụ thuộc là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng như anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội… thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ

Đăng ký người phụ thuộc lần đầu

  1. Người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nộp hai bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập đến nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
  2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ 01 bản đăng ký và nộp 01 bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc

Người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật rất quan trọng đối với các đối tượng là người phụ thuộc. Thông qua bài viết trên thì bạn đọc cũng đã phần nào nắm được cách thức xác định thời gian thực hiện.

Trường hợp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, quý bạn đọc đừng ngần ngại, hãy gọi đến tổng đài 1900636387 của chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ luật sư. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



April 28, 2020 at 01:00PM
Read More

Tư vấn pháp luật hình sự là một trong những thế mạnh của Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm đã tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều bị cáo, người bị hại trong vụ án Hình sự. Luật hình sự là một ngành Luật đặc thù của pháp luật Việt Nam nên chúng tôi luôn ý thức được rằng quyền lợi của khách hàng cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

tu van qua hotline nhung van de hinh su
Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự chi tiết và cụ thể từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm

Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật Hình sự

Pháp luật Hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội.

Quyền được nhờ Luật sư bào chữa là một trong những quyền của bị cáo được quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị cáo buộc phạm tội trước pháp luật. Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng trong vụ án hình sự. Là người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo trước pháp luật.

Tư vấn pháp luật Hình sự là hoạt động tư vấn những quy định của pháp luật để giúp các các nhân, tổ chức có thêm những quy định về những tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm, tình tiết giảm nhẹ và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật điều chỉnh. Tư vấn luật hình sự như là một công cụ hỗ trợ để gỡ bỏ những nút thắt cho những đối tượng đang có những vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự.

Nội dung tư vấn pháp luật Hình sự

tu van soan thao don tu, van ban
Nội dung tư vấn đa dạng dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành
  • Tư vấn những chính sách pháp luật hình sự mới và quy định pháp luật hình sự căn bản do nhà nước ban hành;
  • Tư vấn pháp luật hình sự, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo tội phạm, đơn yêu cầu sao chụp chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đơn khiếu nại
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, đánh giá xem xét hành vi với quy định của Bộ Luật Hình sự nhằm xác định có hay không hành vi phạm tội.
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong việc xác định những tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, hỗ trợ soạn thảo đơn từ yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận hoàn cảnh gia đình…
  • Tư vấn hình sự cho gia đình bị hại quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo quy định của pháp luật về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tư vấn những quy định của pháp luật điều chỉnh về những tội phạm liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm về ma túy, quản lý, bảo vệ môi trường…
  • Tư vấn nội dung bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, hỗ trợ soạn thảo đơn đề nghị hoãn phiên tòa, đơn kháng cáo…
  • Và nhiều vấn đề khách có liên quan đến lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự.

Dịch vụ giải quyết vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự

Khi tham gia bảo vệ cho bị cáo cũng như những đối tượng khác trong vụ án hình sự, Công ty Luật Long Phan PMT luôn xem xét dựa trên tất cả những khía cạnh của pháp luật nhằm đưa ra những tư vấn, hướng giải quyết cụ thể nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho thân chủ của mình để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nội dung dịch vụ giải quyết Vụ án Hình sự bao gồm:

Ho tro thu tuc khang cao
Trực tiếp tham gia tố tụng bào chữa cho bị cáo; Bảo vệ quyền lợi của bị hại và các đương sự khác
  • Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo, tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ…
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  • Đại diện tham gia tố tụng theo ủy quyền cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Thu thập những cơ sở, căn cứ để bảo vệ cho bị cáo cũng như những đối tượng khác với những tội danh đó;
  • Trực tiếp tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa;
  • Yêu cầu áp dụng những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể áp dụng để giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng bản án được tuyên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Hướng tư vấn, giải quyết cho từng đối tượng khách hàng

  1. Bào chữa cho Bị cáo: Khi tham gia bào chữa cho bị cáo trong vụ án Hình sự, Luật sư có trách nhiệm thu thập chứng cứ, bào chữa cho bị cáo trước cáo buộc của Viện kiểm sát theo hướng kêu oan (Bị cáo vô tội), chuyển tội danh, chuyển khung hình phạt nhẹ hơn so với tội danh bị đề nghị truy tố hoặc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ để có lợi nhất cho bị cáo.
  2. Đối với khách hàng là bị hại trong vụ án hình sự: Chúng tôi tham gia với tư cách luật sư của người bị hại hoặc được bị hại ủy quyền tham gia tố tụng. Trong quá trình giải quyết vụ án, chúng tôi sẽ tư vấn về những vấn đề như định tội danh, xác định khung đối với bị cáo, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu khởi tố bổ sung trong trường hợp cho rằng có khả năng bỏ lọt tội phạm…
  3. Đối với khách hàng là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đánh giá toàn diện nội dung vụ việc, đưa ra những tư vấn nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng một cách tối đa theo yêu cầu trên cơ sở tôn trọng Pháp luật.

Cách thức sử dụng dịch vụ tư vấn luật Hình sự miễn phí

Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự miễn phí của chúng tôi, quý khách hàng có thể liên hệ qua các kênh sau:

  • Tư vấn trực tiếp tại Công ty: Tầng 01, số 50/6 Trường Sơn, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • VĂN PHÒNG CHI NHÁNH : 27 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
  • Tư vấn qua hòm thư EMAIL: luatlongphan@gmail.com
  • Tư vấn qua FACEBOOK
  • Tư vấn qua ZALO
  • Tư vấn luật Hình sự qua tổng đài trực tuyến: 1900.63.63.87

Chính sách hậu mãi của Long Phan PMT sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi bạn sử dụng dịch vụ tư vấn luật Hình sự miễn phí, bạn sẽ được Chúng tôi hỗ trợ pháp lý cần thiết để tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

  • Trả lời tư vấn mọi thắc mắc qua hotline 1900.63.63.87
  • Tra cứu văn bản, gửi biểu mẫu nếu có yêu cầu từ phía quý khách hàng
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục cần thiết một cách chi tiết qua email hoặc điện thoại
  • Trả lời thư yêu cầu tư vấn qua email hoặc hệ thống fanpage trong 7-10 ngày làm việc số lượng thư yêu cầu gửi về quá lớn.

Hoạt động tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài tư vấn điện thoại là hoạt động hỗ trợ pháp lý, là kênh giao tiếp giữa Luật sư và khách hàng. Chúng tôi thực hiện tư vấn mà không thu bất cứ khoản phí tư vấn nào sau khi kết thúc cuộc gọi.

Bài viết nói về: Tư vấn pháp luật hình sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



April 28, 2020 at 10:00AM
Read More

My maps