Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Tranh chấp hợp đồng dân sự hiện nay đã dần đa dạng hơn lẫn cả nội dung và hình thức. Nguyên nhân chính là do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự hội nhập kinh tế giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức. Cũng vì vậy mà các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày càng nhiều bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự trong nước và tranh chấp hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nắm bắt được tình hình và nhu cầu của khách hàng, bài viết dưới đây sẽ trình bày các nội dung về hợp đồng dân sự và hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì?
Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, Bộ luật Dân sự hiện hành đã có xây dựng khái niệm về hợp đồng, đây là điểm mới so với các Bộ luật Dân sự trước đây. Theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Tranh chấp hợp đồng dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng có những đặc điểm sau:
- Có hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng được giao kết theo 03 hình thức: lời nói, hành vi hoặc văn bản;
- Khi tranh chấp phát sinh, sự thỏa thuận giữa các bên không còn tồn tại và thống nhất;
- Chủ thể tranh chấp là chủ thể của hợp đồng được giao kết;
- Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích giữa các bên tranh chấp;
- Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc một trong các bên cho rằng bên kia vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Các tranh chấp hợp đồng dân sự thường gặp
Hợp đồng dân sự và những tranh chấp thường gặp
Hiện nay, tồn tại khá nhiều dạng hợp đồng dân sự như: hợp đồng mua bán tài sản, hàng hóa; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa; hợp đồng gia công; hợp đồng ủy quyền;… được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
Dù đã có thỏa thuận và giao kết hợp đồng. Nhưng thông thường, các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự thường tranh chấp những nội dung như:
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Thời điểm chuyển giao rủi ro;
- Thời điểm giao hàng, thời điểm thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng;
- Giá cả, phương thức thanh toán;
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, …
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Để tránh các tranh chấp đáng tiếc xảy ra, gây mất thời gian, giảm hiệu quả trong quá trình kinh doanh và làm việc, thì việc đầu tiên, các bên cần xây dựng các điều khoản trong hợp đồng chi tiết và rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung thường phát sinh tranh chấp và thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, việc thực hiện hợp đồng cũng như chế tài xử lý vi phạm sẽ dễ dàng và cụ thể hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp đề phòng phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp tranh chấp vẫn xảy ra, các bên tranh chấp có thể tham khảo phương thức giải quyết như sau:
Thứ nhất, thương lượng.
Hợp đồng là sự thỏa thuận. Do vậy, thương lượng (thỏa thuận) là phương thức ưu tiên áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Theo đó, các bên tiến hành trao đổi, thỏa thuận về những bất đồng và đi đến một thỏa thuận thống nhất. Để thương lượng đạt hiệu quả cao nhất, các bên cần hiểu rõ về hợp đồng và các quy định của pháp luật để cùng ngồi thương lượng. Mà bản chất của thương lượng là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Do vậy, các bên có thể nhờ luật sư tham gia với vai trò là người đại diện để quá trình thương lượng đạt hiệu quả hơn.
Thương lượng, hòa giải – phương thức ưu tiên để giải quyết mâu thuẫn
Thứ hai, hòa giải.
Hòa giải cũng là quá trình trao đổi, thỏa thuận và mang lại sự thỏa thuận thống nhất. Nhưng hòa giải khác với thương lượng là có sự can thiệp của bên thứ ba, là người trung gian đứng ra giải quyết xung đột, mâu thuẫn và đưa ra sự thống nhất.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.
Nhìn chung, pháp luật ưu tiên các bên tự thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự tại Tòa án
Nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể giải quyết tại Tòa án nhân dân. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án được thực hiện như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS), thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định như sau:
- Hầu hết, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết, các bên nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 tại tòa án có thẩm quyền. Nếu xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên về việc đã thụ lý vụ án. (Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).
Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Nhìn chung, tranh chấp hợp đồng dân sự hiện nay thường được giải quyết tại Tòa án. Căn cứ để Tòa án giải quyết chủ yếu dựa vào hợp đồng được giao kết. Chính vì vậy, điều khoản hợp đồng càng chi tiết thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên càng được đảm bảo.
Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn. Vui lòng liên hệ với với chúng tôi, Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý. Xin cảm ơn!
Bài viết nói về: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Nguồn từ: Công ty luật Long Phan PMT
Tác giả: Phan Mạnh Thăng
Địa chỉ: Số 50/6 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
SĐT: 0908 748 368
Email: info@luatlongphan.vn
Site: https://sites.google.com/site/luatlongphan/
Các tweet mới nhất: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1rFqKqHwbOunIAy_b9rCspDysOou04MNjk3XU71ieDY8/edit?usp=sharing
Business site: https://luatlongphan.business.site/
Folder tài nguyên: https://drive.google.com/drive/folders/1pccmr1Q4bWKwQTZZKUZaW7NFIVu6JthS?usp=sharing
Tư vấn luật hợp đồng: https://sites.google.com/site/luatlongphan/tu-van-luat/hop-dong
MHX của Luatlongphan: https://drive.google.com/file/d/1lNI6GDArstUaIrSjXMQn8Z8t4Sane0ER/view?usp=sharing
Lịch hoạt động: https://calendar.google.com/calendar/embed?src=luatlongphan%40gmail.com&ctz=Asia%2FHo_Chi_Minh
Bản đồ chỉ đường đến Luatlongphan: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=18mMjTGTtioO4NZU7zP6o_2-a6eUpvy6F
Bài viết mới nhất: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Ds_-pV_lI4SPsT77Mx4gKhpSFLLnhxaj2Bh3fsFwE38/edit?usp=sharing
Form đăng ký tư vấn luật miễn phí: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdp4QwM2Per4LtbnquhsgQJeEptvK3Z6k6rswi6P6-deOwg6g/viewform?usp=sf_link
/luatlongphan/Tai nguyen/Hop dong
Xem thêm Google Doc Luatlongphan
0 comments
Đăng nhận xét