Mẫu đơn khởi kiện mới nhất hiện nay được quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, khi tranh chấp phát sinh mà không tiến hành thương lượng, hòa giải được, các bên có quyền tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo mẫu đơn luật định. Và dưới đây là mẫu đơn khởi kiện chính xác và đầy đủ áp dụng cho người khởi kiện.
Cách viết đơn khởi kiện mới nhất năm 2019 – 2020 1. Khi nào thì làm đơn khởi kiện?
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm như xâm phạm về:
- Tài sản;
- Hợp đồng;
- Hành vi pháp lý đơn phương;
- Các vấn đề giao dịch trong cuộc sống,…
Họ có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định tại Điều 4, Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.
Như vậy, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và việc đầu tiên để yêu cầu Tòa án là làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
2. Nội dung đơn khởi kiện gồm những gì?
Tương ứng với những tranh chấp dân sự khác nhau mà người khởi kiện cần làm những mẫu đơn khởi kiện khác nhau như:
- Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
- Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con;
- Đơn khởi kiện đòi tiền lương;
- Đơn khởi kiện hủy hợp đồng, buộc thực hiện hợp đồng;
- Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế;
- Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Đơn kiện đòi tài sản, ly hôn, …
Nội dung đơn phải thể hiện đầy đủ thông tin theo luật định
Và nhiều tranh chấp khác trong dân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các loại mẫu đơn khởi kiện trên đều BUỘC PHẢI CÓ những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
3. Hình thức đơn khởi kiện như thế nào?
Theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) quy định đơn khởi kiện được trình bày như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…… , ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………
Người khởi kiện: …………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: ……………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ …………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)…………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)…………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: ………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Người làm chứng (nếu có) ……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: …………………………………………..
1……………………………………………………………………………………………………………………………..
2 …………………………………………………………………………………………………………………………
4. Lưu ý khi viết đơn để Tòa án thụ lý, không trả về khởi kiện bổ sung 4.1. Lưu ý đối với hình thức và nội dung đơn Mẫu đơn khởi kiện chính xác theo luật định
- Đơn khởi kiện phải đúng mẫu theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP như đã đề cập ở trên và phải thể hiện đầy đủ thông tin trong mẫu.
- Trong đơn thể hiện rõ người bị xâm phạm và nội dung bị xâm phạm, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vấn đề gì.
- Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- Phải đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện theo điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 và Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ_HĐTP.
4.2. Lưu ý đối với người làm đơn 4.2.1. Người làm đơn là cá nhân
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Đối với người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện đối với 02 trường hợp đầu, trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người làm hộ đơn; ở phần cuối đơn, người làm hộ đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
4.2.2. Người làm đơn là cơ quan, tổ chức
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
- Chú ý: Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trên đây là cách viết “Mẫu đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự”. Người khởi kiện cần lưu ý về nội dung và hình thức đơn để không bị trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp còn vấn đề gì chưa rõ hoặc cần được tư vấn thêm, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới. Xin cảm ơn.
Bài viết nói về: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong tố tụng dân sự gồm những gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
Tác giả: Phan Mạnh Thăng
December 16, 2019 at 10:00AM
/luatlongphan/Tai nguyen/Dat dai
Xem thêm Google Doc Luatlongphan
0 comments
Đăng nhận xét