Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp được thêm từ Google Docs Luatlongphan

No Comments

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp

Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế “mở cửa” của nước ta. Những tranh chấp này ngày một gia tăng khiến cho hoạt động kinh doanh, việc sản xuất, đầu tư và doanh thu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhằm giải quyết nhanh chóng các tranh chấp giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chúng tôi xin hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp qua bài viết sau.

Hình ảnh về hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp hiện nayGiải quyết tranh chấp hợp đồng trong doanh nghiệp

Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng doanh nghiệp hay còn gọi hợp đồng kinh doanh là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Hợp đồng kinh doanh được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên liên quan để triển khai, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp được hiểu đơn giản là những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Bản chất của hợp đồng doanh nghiệp là sự thỏa thuận của các bên nên khi phát sinh tranh chấp, tùy vào từng tính chất vụ việc, tùy vào mối quan hệ đối tác giữa các bên, thời gian, và chi phí giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn từng phương thức giải quyết cho phù hợp.

Theo quy định của nước ta hiện nay, có các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng

Đây được xem là phương thức đầu tiên trong quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện việc các bên cùng ngồi lại, chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên mỗi bên nhằm đưa ra biện pháp, phương hướng giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh trong hợp đồng giữa các bên. Thương lượng được khuyến khích áp dụng để giải quyết các tranh chấp dựa trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng nên tất cả các vấn đề như tổ chức thương lượng, thực hiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, kết quả thương lượng đều hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí giữa các chủ thể.

Ưu điểm:

  • Phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật
  • Không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục tổ chức thương lượng, thành phần tham dự, thời gian thực hiện cũng như tiết kiệm được tiền bạc
  • Tự thỏa thuận với nhau khiến các tranh chấp không phát triển mạnh thêm ra, không làm ảnh hưởng uy tín của các bên.

Nhược điểm: bởi vì phương thức thương lượng dựa trên nền tảng là sự thỏa thuận giữa các bên và không có sự điều chỉnh của quy định pháp luật nên sẽ không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

Hình ảnh phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng qua thương lượngPhương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ từ bên thứ ba được gọi là hòa giải viên. Khi tiến hành hòa giải, các bên thỏa thuận chọn ra một bên trung gian có uy tín, kinh nghiệm, trình độ, và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp để tư vấn, đưa ra lời khuyên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Những ý kiến của hòa giải viên chỉ mang tính chất tham khảo nên kết quả của buổi hòa giải vẫn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các chủ thể.

Ưu điểm:

  • Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém
  • Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm, thời gian tiến hành hòa giải
  • Không bị gò bó bởi các thủ tục tố tụng
  • Không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, trọng tài
  • Không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín

Nhược điểm: đây cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không có sự điều chỉnh của pháp luật nên vấn đề thi hành không được đảm bảo. Hơn nữa, kết quả hòa giải vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu của nền kinh tế thị trường và ngày đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Khi các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài, sẽ có một hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập đưa ra các phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp tại Trọng tài được tiến hành như sau:

  • Thủ tục bắt đầu tiến hành khi trọng tàu nhận được đơn khởi kiện
  • Chọn và chỉ định trọng tài viên
  • Công tác thực hiện điều tra trước khi xét xử
  • Chọn ngày xét xử
  • Kết thúc xét xử

Ưu điểm:

  • Tạo được sự linh hoạt, chủ động cho các bên, không qua nhiều cấp xét xử
  • Việc chỉ định trọng tài viên thành lập hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên kinh nghiệm, uy tín, có kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp
  • Nguyên tắc xét xử của trọng tài không công khai tạo điều kiện cho các bên giữa được uy tín của mình và bó mật kinh doanh
  • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài

Nhược điểm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi kinh phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng càng tăng theo. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải mọi lúc điều thuận lợi theo đúng tiến trình. Khi không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì trọng tài không có quyền giải quyết và hơn nữa, trọng tài xét xử một cấp duy nhất nên quyết định của trọng tài có thể không khách quan, chính xác.

Hình ảnh về giải quyết tranh chấp thông qua phán quyết trọng tàiXem xét, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất từ trước đến nay và cũng là phương thức hiệu quả nhất. Các tranh chấp được giải quyết tại Tòa ngoại trừ khi các bên có thỏa thuận về Trọng tài.

Thủ tục cơ bản giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thụ lý đơn khởi kiện
  • Phân công thẩm phán phụ trách
  • Tiến hành hòa giải
  • Xét xử sơ thẩm
  • Xét xử phúc thẩm (nếu bản án bị kháng cáo)
  • Thi hành án

Ưu điểm:

  • Tòa án nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp nên bản án, quyết định của Tòa án sẽ được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án
  • Việc giải quyết được chính xác, khách quan, công bằng cho các bên và đúng với quy định của pháp luật vì có thể sẽ trải qua rất nhiều cấp xét xử
  • Chi phí thấp hơn so với trọng tài thương mại

Nhược điểm:

  • Các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của tố tụng
  • Tòa án xét xử công khai có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và bí mật kinh doanh của các bên
  • Có thể diễn ra nhiều cấp xét xử nên vụ việc có thể bị kéo dài

Mỗi phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp trên điều có những ưu điểm và nhượng điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào cho hợp lý cần sự linh hoạt giữa các bên và có thể dựa vào vài căn cứ sau:

  • Ưu điểm mà mỗi lợi thế mang lại cho các bên
  • Sự phù hợp của hình thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp và đặc biệt là thiện chí của các bên
  • Quy định của pháp luật với quyền lựa chọn hình thức giải quyết của các bên

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn điều gì chưa rõ hoặc thắc mắc và muốn được tư vấn hỗ trợ pháp luật, xin hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp

Nguồn từ: Công ty luật Long Phan PMT

Tác giả: Phan Mạnh Thăng

Địa chỉ: Số 50/6 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh                        

SĐT: 0908 748 368                        

Email: info@luatlongphan.vn                        

Site: https://sites.google.com/site/luatlongphan/

Business site: http://bit.do/fhaR5

Folder tài nguyên: http://bit.do/fgPgY

Tư vấn luật hợp đồng:  http://bit.do/fikr4

MHX của Luatlongphan: http://bit.do/ff5Mp

Lịch hoạt động: http://bit.do/fhaRT

Bản đồ chỉ đường đến Luatlongphan: http://bit.do/ff5Vq

Các tweet mới nhất:http://bit.do/fiksv

Bài viết mới nhất: http://bit.do/fiksq

Form đăng ký tư vấn luật miễn phí: http://bit.do/fgPg5



/luatlongphan/Tai nguyen/Hop dong
Xem thêm Google Doc Luatlongphan

0 comments

Đăng nhận xét

My maps