Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần như thế nào được thêm từ Google Docs Luatlongphan

No Comments

Hiện nay, chủ trương doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh. Do đó, khi doanh nghiệp có sự bổ sung ngành nghề kinh doanh thì phải tiến hành thủ tục thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần.

Những quy định về việc kinh doanh thêm ngành nghề trong công ty cổ phần Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm. Do đó, hiện nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đã bãi bỏ việc ghi nhận các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ban đầu, người đăng ký phải nêu rõ những ngành nghề kinh doanh và mã ngành nghề. Đặc biệt khi kinh doanh ngành nghề không thuộc danh sách ngành nghề đăng ký ban đầu thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có vai trò rất quan trọng:

  • Giúp Nhà nước kiểm soát được tình hình kinh doanh của cả nước, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với chính sách phát triển chung của cả nước.
  • Kiểm soát được việc doanh nghiệp có tiến hành kinh doanh các ngành nghề bị cấm không, xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Tạo tính minh bạch, công khai cho doanh nghiệp và khách hàng có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Cơ quan thuế có thể quản lý, kiểm soát và thu thuế đúng, đủ thuế.

Tầm quan trọng và vai trò của việc công ty đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh Các giai đoạn tiến hành thông báo bổ sung

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nội dung Thông báo bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty cổ phần trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời gian xem xét hồ sơ và xử lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khi nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến nội dung về ngành, nghề kinh doanh, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về những ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh thêm là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin, đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan liên quan; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan liên quan.

Thủ tục đăng ký qua mạng Cách tiến hành đăng ký kinh doanh trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia Lưu ý khi đăng ký trực tuyến qua mạng

Việc đăng ký qua mạng được thực hiện thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh của công ty hoặc chữ ký số công cộng. Các bước cơ bản giống với trường hợp nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư. Nhưng sau khi nộp hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được chấp thuận, doanh nghiệp cần thực hiện thêm bước nộp bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sau khi hồ sơ online được chấp thuận.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi hướng dẫn về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần như thế nào?

Nguồn từ: Luật doanh nghiệp December 04, 2019 at 01:00PM

Tác giả: Phan Mạnh Thăng



/luatlongphan/Tai nguyen/Doanh nghiep
Xem thêm Google Doc Luatlongphan

0 comments

Đăng nhận xét

My maps