Cướp tài sản nhưng lỡ làm chết người thì bị tội gì?

No Comments

Dịp cuối năm, vấn nạn trộm cắp diễn ra ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng vì cần tiền nên đã không ngần ngại ra tay cướp bóc tài sản của người dân. Chúng thẳng tay gây thương tích đối với người bị hại nhằm mục đích để hành vi của mình được thực hiện suôn sẻ. Tuy nhiên, chính những hành động nguy hiểm đó đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và có nhiều trường hợp dẫn đến chết người. Như vậy, nếu cướp tài sản nhưng lỡ làm chết người thì đối tượng đó sẽ phạm tội gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ vấn đề trên.

Xu ly the nao doi voi hanh vi cuop tai san nhung vo y lam chet nguoi
Tội phạm cướp tài sản bị trừng trị thích đáng

1.   Định nghĩa Tội cướp tài sản

Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 định nghĩa Tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Theo định nghĩa trên thì cấu thành Tội cướp tài sản bao gồm:

  • Có hành vi dùng vũ lực;
  • Hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc;
  • Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;
  • Hậu quả có xảy ra hay không đều không ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác: Nhà nước, tổ chức, công dân,…
  • Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý;
  • Chủ thể thực hiện hành vi là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự phân chia hành vi cướp thành những tội sau: Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

2.   Các tội liên quan đến việc cướp tài sản

Cuop tai san va nhung toi lien quan theo phap luat hinh su
Hành vi cướp giật cũng gây nguy hại đến an ninh, xã hội

Các tội cướp tài sản trong Bộ luật Hình sự có sự khác biệt với nhau trong cấu thành tội phạm của từng tội danh, cụ thể:

Đặc trưng của tội phạm

  • Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015 sửa đổ, bổ sung 2017): tội phạm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản;
  • Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017): Tội phạm lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản với thủ đoạn nhanh chóng, ngay tức khắc chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017): Tội phạm thực hiện hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản.

Khía cạnh người bị hại

  • Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015): Người bị hại biết mình bị mất tài sản nhưng do bị tội phạm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nên KHÔNG THỂ CHỐNG CỰ;
  • Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015): Người bị hại biết mình bị mất tài sản nhưng do tội phạm với thủ đoạn nhanh chóng, ngay tức khắc thực hiện hành vi nên KHÔNG KỊP PHẢN ỨNG bảo vệ tài sản;
  • Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người bị hại không biết mình bị mất tài sản do tội phạm thực hiện hành vi phạm tội một cách lén lút, lợi dụng hoàn cảnh chủ sở hữu, người quản lý TÀI SẢN SƠ HỞ mà thực hiện hành vi.

Hệ quả của hành vi

  • Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017): Chỉ cần tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 ): Không quy định về giá trị thiệt hại tối thiểu, nên chỉ cần thực hiện hành vi phạm tội là cấu thành tội phạm;
  • Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017): Giá trị thiệt hại tối thiểu 2.000.000 đồng là cấu thành tội phạm

3.   Chế tài đối với tội phạm

che tai doi voi toi pham theo quy dinh phap luat hinh su
Cảm hóa phạm nhân bằng cách khơi dậy đam mê lao động

Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ chịu chế tài như thế nào? BLHS quy định về chế tài đối với từng tội danh cướp tài sản như sau:

Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015):

  1. Người nào thực hiện hành vi phạm tội thì phạt từ 03 năm đến 10 năm.
  2. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với trường hợp:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm cho trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạt tù từ 18 NĂM ĐẾN 20 NĂM HOẶC TÙ CHUNG THÂN 

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung đối với tội cướp tài sản

Người phạm tội cướp tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)

  1. Người nào phạm tội cướp giật tài sản thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm
  2. Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với trường hợp:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm cho trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạt tù từ 12 NĂM ĐẾN 20 NĂM HOẶC TÙ CHUNG THÂN:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017):

  1. Người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật

2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trên đây là bài viết về Cướp tài sản nhưng lỡ làm chết người. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua các vụ án. Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp đầy đủ các dịch vụ pháp lý liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Cướp tài sản nhưng lỡ làm chết người thì bị tội gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



December 27, 2019 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps