Điểm đặc biệt của Công ty hợp danh là dựa trên cả hai hình thức đối nhân và đối vốn. Điều này nghĩa là thành viên của Công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty có đôi phần khác biệt so với các loại hình khác. Như vậy, phải chuyển nhượng vốn như thế nào thì mới đúng luật ? Để giải đáp câu hỏi trên, Công ty chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hợp danh.
1. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh
1.1. Đối với thành viên hợp danh
- Căn cứ khoản 3 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
- Trường hợp thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty, phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 180 Luật doanh nghiệp 2014.
1.2. Đối với thành viên góp vốn:
Căn cứ khoản 1 Điều 182 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
- Định đoạt phần vốn góp của mình;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
Qua những quy định trên, ta thấy được thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều kiện chuyển nhượng rất khắc khe khi phải có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Trong khi đó, thành viên góp vốn lại được quyền chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn của mình cho bất kỳ ai, kể cả người đó không phải là thành viên của công ty, mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào.
2. Hồ sơ cần phải nộp cho cơ quan Nhà nước
Khi thành viên của công ty hợp danh chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình, thành viên đó sẽ chấm dứt tư cách thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Khi đó, doanh nghiệp phải tiến hành Thông báo việc thay đổi đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ cần phải nộp bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên mới.
3. Trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật
- Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới (Điều 180, Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2014), công ty hợp danh gửi Thông báo cùng những hồ sơ cần thiết đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký.
- Người thực hiện thủ tục khai báo thay đổi thành viên công ty hợp danh do chuyển nhượng phần vốn góp phải đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
- Người thực hiện thủ tục phải đăng tải và nộp toàn bộ hồ sơ bằng file PDF lên trang Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, hệ thống sẽ thông báo việc tiếp nhận và gửi Biên nhận hồ sơ đến địa chỉ email của người tiến hành thủ tục.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên phụ trách hồ sơ sẽ gửi tin nhắn qua địa chỉ email và hướng dẫn bổ sung cho phù hợp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ gửi Thông báo kèm lịch hẹn nộp hồ sơ bản gốc.
- Người thực hiện thủ tục tiến hành nộp hồ sơ bản gốc đến Phòng đăng ký kinh doanh theo đúng lịch hẹn.
- Chuyên viên phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc với hồ sơ bản PDF đã đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
- Sau khi đối chiếu và xét thấy trùng khớp, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và gửi thông báo hẹn lịch nhận kết quả.
- Người thực hiện thủ tục đến nhận kết quả theo đúng lịch hẹn.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty hợp danh. Vì thành viên góp vốn của công ty hợp danh được quyền quản lý công ty hợp danh nên những vấn đề trên là rất quan trọng. Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý liên quan đến pháp luật Doanh nghiệp, hãy gọi ngay cho Công ty Luật Long Phan PMT của chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn !
Bài viết nói về: Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty hợp danh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển
December 30, 2019 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét