Trong vụ án hình sự, vai trò của Luật sư bào chữa rất quan trọng. Tuy nhiên, khi cần luật sư bào chữa trong vụ án hình sự thì phải thực hiện thủ tục gì? Công ty luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn “thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự” qua bài viết sau.
Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự 1. Người bào chữa trong vụ án hình sự
Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 2015 quy định: “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.”
Người có thể làm người bào chữa được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015), bao gồm:
- Luật sư;
- Người đại diện của người bị buộc tội;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Trong bài viết này chỉ làm rõ về người bào chữa là luật sư. Ngoài ra, pháp luật đã hạn chế những người sau đây không được bào chữa để đảm bảo sự công bằng của pháp luật:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Người bị kết án mà chưa được xóa án tích
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Đặc biệt pháp luật cũng quy định “Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người.”
2. Thủ tục đăng ký bào chữa Mẫu giấy đăng ký người bào chữa hiện nay
Để đăng ký bào chữa cho người được bào chữa thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
Khi tiến hành đăng ký bào chữa Luật sư PHẢI XUẤT TRÌNH CÁC GIẤY TỜ sau:
- Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực
- Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
- Trường hợp luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thì xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
Trường hợp Luật sư được chỉ định bào chữa quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 thì Luật sư xuất trình các giấy tờ sau:
- Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực
- Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015;
- Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
- Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của BLTTHS 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:
- Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của BLTTHS 2015;
- Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
Chủ thể nào cần luật sư bào chữa trong vụ án hình sự 3. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Luật sư có quyền và nghĩa vụ khi tham gia bào chữa như sau:
Quyền của Luật sư khi tham gia bào chữa:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội
- Có mặt lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS 2015;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS 2015;
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS 2015; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS 2015.
Nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia bào chữa:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của BLTTHS 2015 thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự Tầm quan trọng của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Trong vụ án hình sự, vai trò của Luật sư rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ người được bào chữa, giúp đỡ cơ quan nhà nước, cụ thể:
Đối với việc hoàn thiện pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
- Góp phần theo dõi trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và giải quyết vụ án đã đúng trình tự thủ tục theo pháp luật chưa, để tránh hoặc hạn chế trường hợp xảy ra sai sót trong việc tuyên các quyết định, bản án không đúng theo quy định của pháp luật.
- Luật sư bào chữa nhìn nhận được những quy định của pháp luật có khó khăn hay vướng mắc, góp phần hoàn thiện pháp luật thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo để đóng góp ý kiến.
Đối với người được bào chữa
- Giúp cho bị can, bị cáo tìm được những chứ cứ quan trọng;
- Tìm các tình tiết được miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự;
- Chuẩn bị và xây dựng luận cứ để bào chữa;
- Giúp các bị can, bị cáo được giảm nhẹ mức án theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc yêu cầu điều tra bổ sung; hoặc được tuyên bố vô tội,…
Đối với các cơ quan nhà nước
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự
- Giúp cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án một cách toàn diện và khách quan nhất.
- Góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án
- Giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.
Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm, Long Phan PMT cung cấp dịch vụ:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án;
- Bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
- Bào chữa, cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.
Quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết nói về: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền
December 20, 2019 at 10:00AM
Tác giả: Hà Ngọc Tuyền
/luatlongphan/Tai nguyen/Luat hinh su
Xem thêm Google Doc Luatlongphan
0 comments
Đăng nhận xét