Trong lĩnh vực xây dựng, khi có sự cố xảy ra là điều không mong muốn. Tuy nhiên, vì lý do tiết kiệm chi phí mà bỏ qua các quy trình cần thiết hoặc vì lý do khách quan làm cho công trình nhà xây dựng bị đổ vỡ, gây thiệt hại cho nhà kế bên. Trong trường hợp này các bên cần làm gì để giải quyết thiệt hại này. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn “thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra là gì?” qua bài viết sau.
Thiệt hại do nhà kế bên sụp gây ra 1. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại
Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Theo đó chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhâ n
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự 2015.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
3. Giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra Giám định thiệt hại do nhà sập gây ra
Trong các tranh chấp dân sự kết quả giám định luôn là một nguồn chứng cứ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét xử. Góp phần làm cho Thẩm phán có nhận định đúng và đưa ra quan điểm chính xác đối với vụ án. Khi giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra thì kết quả giám định là căn cứ để bên bị thiệt hại YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HỢP LÝ, tránh được yêu cầu bồi thường quá cao hoặc quá thấp gây thiệt hại cho cả hai bên.
Hiện nay, yêu cầu giám định thiệt hại được điều chỉnh bởi Luật Giám định tư pháp 2012. Theo đó người bị thiệt hại trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định, yêu cầu giám định về thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra. Cụ thể một số yêu cầu giám định như: nguyên nhân chính gây ra thiệt hại do công trình liền kề gây ra, tỷ lệ thiệt hại do công trình xây dựng nhà kế bên gây ra là bao nhiêu. Kết quả giám định được dùng làm chứng cứ để bên bị thiệt hại yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi thường do xây dựng gây ra.
4. Quy định về giám định trong vụ án dân sự Sập nhà gây ra thiệt hại cho nhà kế bên
Theo khoản 3 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Đối với vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra thì kết luận giám định có tính chất quyết định đối với phán quyết của Tòa án. Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
- Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
- Việc giám định lại được thực hiện khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Trên đây là bài viết tư vấn “Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra là gì?”. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn./.
Tác giả: Phan Mạnh Thăng
December 17, 2019 at 01:00PM
/luatlongphan/Tai nguyen/Dan su
Xem thêm Google Doc Luatlongphan
0 comments
Đăng nhận xét