Dịch vụ Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp được thêm từ Google Docs Luatlongphan

No Comments

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết; tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty. Vốn điều lệ có thể được thay đổi thông qua quyết định của công ty cho phù hợp với tình hình kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Pháp luật hiện hành đã quy định “trình tự, thủ tục và điều kiện tăng giảm vốn điều lệ” mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ, chấp hành. Do đó, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn quy định về thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty Vốn điều lệ được thay đổi theo các hình thức nào? Đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ thông qua hình thức tăng vốn góp của thành viên hiện hữu và tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
  • Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì về nguyên tắc, vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ theo điều lệ.
  • Ngược lại, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ thông qua hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; công ty mua lại phần vốn góp của thành viên hay vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Đối với loại hình công ty TNHH một thành viên:

  • Theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH một thành viên có thể tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
  • Trường hợp huy động vốn góp của người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần theo quy định.
  • Ngược lại, công ty TNHH một thành viên giảm vốn điều lệ thông qua hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ hay vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Đối với loại hình công ty cổ phần:

Theo thông tư 19/2003/TT-BTC thì công ty cổ phần tăng vốn điều lệ thông qua các hình thức như:

  • Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ;
  • Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu; phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty;
  • Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.

Hình thức thay đổi vốn điều lệ công ty Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ của công ty

Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  • Khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ. Theo đó, việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau:
  • Công ty mua và hủy bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc hủy bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải hủy.
  • Công ty thu hồi và hủy bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm
  • Điều chỉnh giảm mệnh giá cổ phần mà không làm thay đổi số lượng cổ phần.

Hình thức kết hợp, căn cứ vào tình hình cụ thể, công ty cổ phần có thể kết hợp áp dụng các hình thức nêu trên để thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Trường hợp hai, giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hình thức giảm vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại tiết b hoặc tiết c điểm 1 mục B phần II Thông tư này, công ty cổ phần không thanh toán lại tiền cho cổ đông.

Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ

Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp được quy định tại Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP , được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp Các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp.
  • Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn.
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty;
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định bắt buộc.

Lưu ý là trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Cách thức thực hiện thay đổi vốn điều lệ

  1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (có thể sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh) theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Khi nhận Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Cách thức tiến hành thay đổi vốn điều lệ công ty Phương thức thực hiện thay đổi vốn điều lệ công ty

Về lệ phí thay đổi người đại diện theo pháp luật, theo tinh thần cải cách và điện tử hóa thủ tục hành chính. Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC thì lệ phí thay đổi người đại diện qua mạng điện tử sẽ được miễn phí, đối với đăng ký trực tiếp là 50.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Dịch vụ Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp”. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật hoặc tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

December 09, 2019 at 01:00PM

Tác giả: Phan Mạnh Thăng



/luatlongphan/Tai nguyen/Doanh nghiep
Xem thêm Google Doc Luatlongphan

0 comments

Đăng nhận xét

My maps