Lấy xe để gán nợ có bị xem là cướp tài sản?

No Comments

Hiện nay, nhằm mục đích thu hồi lại số tiền đã cho vay, nhiều người thực hiện hành vi siết nợ”, lấy những tài sản của người vay để bù đắp cho khoản tiền mà người vay cố tình chây ỳ không chịu trả. Trường hợp người cho vay lấy xe gán nợ có bị xem là cướp tài sản không ? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

lay xe may de gan no co du cau thanh toi cuop khong
Lấy xe máy để gán nợ

1.   Cướp tài sản được hiểu như thế nào?

  • Cướp là hành vi sử dụng vũ lực, trực tiếp đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị hại nhằm lấy đi các tài sản quý giá của họ.
  • Bạo lực chính là dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất của tất cả người phạm tội.
  • Vì đây là hành vi nguy hiểm, Bộ luật Hình sự của Việt Nam dù qua nhiều lần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, hình phạt đối với tội danh này đều không hề giảm.

2.      Lấy xe gán nợ khi chủ không đồng ý thì có bị xử hay không ?

Tu y giu xe de gan no khong co su dong y cua chu xe
Xe máy là tài sản có giá trị mà các chủ nợ muốn siết nợ thường nhắm tới

Cùng một việc siết nợ, tuy nhiên, tùy vào những hành vi thể hiện ra thế giới khách quan, chủ nợ có thể bị gán theo từng tội danh khác nhau.

  • Trường hợp người cho vay hoặc người đại diện theo ủy quyền của người cho vay dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho chủ xe hoặc người quản lý xe không thể chống cự được như đánh, đá, dùng hung khí khống chế nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TỘI CƯỚP TÀI SẢN theo Điều 168 BLHS 2015 sửa đổ, bổ sung 2017.
  • Trường hợp đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt xe thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Trường hợp cướp giật xe máy của người vay nợ với mục đích cuối cùng là để siết nợ, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Trường hợp ngang nhiên lấy xe máy trước mặt người vay để siết nợ, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN theo Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015.

Với các hành vi trên, việc lấy xe có giá trị bao nhiêu thì khi có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc, đe dọa sẽ dùng vũ lực, công nhiên hành động… để chiếm đoạt xe thì tội phạm đã hoàn thành. Việc đã chiếm đoạt được xe hay chưa không phải là căn cứ định tội đối với hành vi phạm tội.

Như vậy, ngoài bị quy kết với tội danh cướp tài sản, việc lấy xe gán nợ mà không có sự đồng ý của khổ chủ đều có thể khiến người phạm tội phải chịu một trong ba tội danh khác nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm.

3.   Quy định về chế tài đối với từng tội danh

che tai doi voi toi cuop tai san theo quy dinh cua bo luat hinh su
Cảnh sát bắt các đối tượng vi phạm khi có các hành vi gây nguy hiểm đối với người dân

Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ chịu chế tài như thế nào? BLHS quy định về chế tài đối với từng tội danh như sau:

Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015):

  1. Người nào thực hiện hành vi phạm tội thì phạt từ 03 năm đến 10 năm.
  2. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với trường hợp:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm cho trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung đối với tội cướp tài sản

Người phạm tội cướp tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015)

  1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)

Toi cuop giat tai san theo quy dinh cua bo luat hinh su
Tên cướp xe máy lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi phạm tội
  1. Người nào phạm tội cướp giật tài sản thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm
  2. Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với trường hợp:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm cho trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  1. Hình phạt bổ sung đối với Tội cướp giật tài sản

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;
  • .

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là bài viết Lấy xe để gán nợ có bị xem là cướp tài sản?. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Mô tả: Hành vi tự ý lấy xe người khác nhằm mục đích gán nợ, trừ nợ bị xem là cướp tài sản theo BLHS. Tùy vào mức độ và tính chất sẽ cấu thành tội khác nhau

Bài viết nói về: Lấy xe để gán nợ có bị xem là cướp tài sản?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



December 28, 2019 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps