Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Các quan hệ xã hội không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Chính bởi lẽ đó, người dân được tiếp thu những nền văn hóa mới. Điều này cũng làm cho suy nghĩ về nơi định cư của họ thay đổi theo. Vậy, khi người dân rời bỏ quê hương và đi định cư ở nước ngoài thì các quyền thừa kế di sản của người thân trong nước có còn được bảo đảm hay không ? Nếu có, thì thủ tục để nhận di sản này được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đầy đủ mắc trên của quý bạn đọc.
Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một phần không thể tách rời của dân tộc Việt Nam Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài ?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam hay không ? Theo đó khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2014 thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Họ có được nhận di sản thừa kế là đất đai hay không ? Đất đai có phải là di sản mà người Việt định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế
Để trả lời cho câu hỏi này thì khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 186 thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật đất đai và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.
Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 186, tức có quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất với thửa đất được thừa kế.
Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để khai nhận di sản thừa kế ?
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân( chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của người khai nhận di sản);
- Bản sao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…);
- Bản tường trình của người yêu cầu công chứng về di sản thừa kế và những người được thừa kế di sản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại di sản và người thừa kế;
- Bản sao di chúc (nếu có), giấy tờ chứng minh được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc;
- Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết,…);
- Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, riêng của người để lại di sản đối với tài sản;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận quan hệ hôn nhân,…);
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…
Những thủ tục quan trọng cần được thực hiện Văn phòng công chứng sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết trong việc khai nhận thừa kế
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Việc thỏa thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ an nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Để nhận di sản thừa kế là đất đai thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày.
Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
Cần nộp những hồ sơ nào để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế Bước 3: Ký chứng nhận
Người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.
Bước 4: Trả kết quả
Nộp phí công chứng và nhận hồ sơ yêu cầu công chứng.
Trên đây là bài viết Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận di sản thừa kế là đất đai. Trường hợp quý khách hàng có phát sinh bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần tư vấn pháp luật miễn phí, xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết nói về: Thủ tục nhận di sản thừa kế là đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Nguồn từ: Luật đất đai
Tác giả: Phan Mạnh Thăng
December 03, 2019 at 01:00PM
/luatlongphan/Tai nguyen/Dat dai
Xem thêm Google Doc Luatlongphan
0 comments
Đăng nhận xét