Tranh chấp thừa kế do di chúc bị mất giải quyết như thế nào được thêm từ Google Docs Luatlongphan

No Comments

Di chúc bị mất mà có tranh chấp thì rất khó giải quyết. Ngày nay, nhiều người có xu hướng để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, và việc để lại tài sản này được thể hiện thông qua di chúc. Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển nhượng tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy trong trường hợp mất di chúc thì việc giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế được thực hiện như thế nào? Làm sao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận thừa kế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

hinh anh ve giai quyet tranh chap thua ke di chuc bi mat Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản nhưng bị mất di chúc Hình thức của di chúc

Theo Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, di chúc gồm 02 hình thức:

  • Bằng văn bản
  • Di chúc miệng.
  • Di chúc miệng có thể được lập ra trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Di chúc miệng được những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Do đó, di chúc bằng miệng cũng được thể hiện thông qua văn bản được ghi chép lại bởi những người làm chứng.

Một di chúc thông thường có những nội dung cơ bản sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

Thời điểm di chúc có hiệu lực quy dinh chung ve thua ke theo di chuc Quy định chung về di chúc và thời điểm có hiệu lực của di chúc

Vì di chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản sau khi chết, nên theo Điều 643 BLDS 2015, di chúc sẽ có hiệu lực ngay sau khi người để lại di sản chết. Như vậy, trong trường hợp di chúc bị mất thì phải giải quyết như thế nào?

Hướng giải quyết trong trường hợp mất di chúc được xác định dựa trên hai thời điểm:

  1. Di chúc mất trước khi người để lại di sản chết: Trong trường hợp này, người để lại di sản có thể lập lại một bản di chúc mới thay thế cho di chúc cũ đã mất. Và theo khoản 5 Điều 643 BLDS 2015, khi một người để lại nhiều di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
  2. Di chúc mất sau khi người để lại di sản chết: theo Điều 642 BLDS 2015, kể từ sau khi thời điểm mở thừa kế mà di chúc bị mất thì không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Tại thời điểm này phát sinh các trường hợp đáng lưu ý sau:
  • Trường hợp 1: Chưa chia di sản mà tìm thấy di chúc. Trong trường hợp này thì di sản được chia theo di chúc.
  • Trường hợp 2: Đã chia di sản và tìm thấy di chúc. Lúc này, nếu thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế vẫn còn thì người thừa kế theo di chúc có quyền yêu cầu tòa án chia lại di sản thừa thế. Căn cứ khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hiệu này mà người thừa kế không có yêu cầu chia thừa kế lại thì sẽ bị mất quyền yêu cầu.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp di chúc bị mất

Tranh chấp liên quan đến di chúc bị mất thường sẽ phát sinh trong trường hợp thứ hai đã đề cập ở trên. Nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản mà phát sinh tranh chấp với những người thừa kế theo pháp luật, thì có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.

Đầu tiên, người khởi kiện cần xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015, nếu người thừa kế theo di chúc hoặc những đương sự khác không ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND cấp huyện. Ngược lại, nếu người thừa kế theo di chúc hoặc đương sự khác ở nước ngoài thì theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật này, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

Bên cạnh đó cần xét các quy định tại Điều 39 tại BLDS 2015 để xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ, tức là xác định tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hay tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết,..

Sau đó, người khởi kiện soạn đơn khởi kiện và gửi đơn đến tòa án. Đơn khởi kiện phải đảm bảo nội dung, hình thức được quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015. Người khởi kiện phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ cùng với đơn khởi kiện để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Theo khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015, người khởi kiện có thể lựa chọn một trong các hình thức gửi đơn sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Thông qua hình thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử (nếu có).

Tiếp đó, tòa án sẽ phân công một thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện. Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu nội dung đơn khởi kiện không đáp ứng điều kiện về mặt nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trong trường hợp đơn khởi kiện hợp lệ, tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện để họ nộp tạm ứng án phí và người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày (trừ trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí). Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai thu tiền tạm ứng án phí về cho tòa án. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Khi người khởi kiện hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai về cho tòa án, đây chính là thời điểm chính thức tòa án thụ lý giải quyết vụ án. Trong trương hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý chính là thời điểm nộp đơn khởi kiện.

Từ lúc chuyển qua giai đoạn thụ lý, tòa án sẽ có 04 tháng để chuẩn bị cho giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

vu an dan su so tham giai quyet tranh chap thua ke do mat di chuc Phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự

Liên quan đến vấn đề tranh chấp thừa kế do di chúc bị mất giải quyết như thế nào, Công ty Luật Long Phan PMT chuyên tư vấn các vấn đề về:

Thứ nhất, Tư vấn Pháp luật về thừa kế

  • Tư vấn lập, soạn thảo di chúc
  • Tư vấn thừa kế theo di chúc
  • Tư vấn thừa kế theo pháp luật
  • Tư vấn xác định tính hợp pháp của di chúc
  • Tư vấn chia tài sản thừa kế, chia tài sản sau thừa kế
  • Tư vấn thừa kế khi di chúc bị mất

Thứ hai, Tham gia giải quyết tranh chấp

  • Tranh chấp chia tài sản thừa kế
  • Tranh chấp về hình thức và nội dung di chúc
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp.

Trên đây là bài viết về Giải quyết tranh chấp thừa kế do di chúc bị mất. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Tác giả: Phan Mạnh Thăng

December 11, 2019 at 07:00AM



/luatlongphan/Tai nguyen/Dat dai
Xem thêm Google Doc Luatlongphan

0 comments

Đăng nhận xét

My maps