Thừa kế di chúc viết tay đã được Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Theo đó, di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm để lại tài sản cho người khác. Hiện nay, bên cạnh việc soạn thảo di chúc bằng máy tính thì một số người vẫn có thói quen viết tay di chúc. Vậy trong trường hợp phát sinh tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thì giải quyết như thế nào? Nội dung bài viết sẽ được làm rõ dưới đây.
1. Quy định của Bộ luật Dân sự về di chúc viết tay hợp pháp
Di chúc viết tay chính là một hình thức thể hiện di chúc bằng văn bản. Theo (Điều 628 BLDS 2015), di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Một di chúc thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài những nội dung trên, di chúc còn có thể có những nội dung khác. Cần lưu ý khi soạn di chúc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Bên cạnh đó, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay chế di chúc do chính mình lập. Theo Điều 640 BLDS 2015:
- Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
2. Điều kiện để di chúc viết tay hợp pháp
Di chúc “viết tay hợp pháp” thì phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015):
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Nếu một bản di chúc viết tay mà không công chứng, chứng thực thì chỉ hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện trên.
Ngoài những điều kiện cơ bản trên thì di chúc viết tay còn phải đảm bảo những điều kiện cụ thể khác trong trường hợp di chúc được lập ra từ những chủ thể đặc biệt.
- Nếu di chúc viết tay do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập thì phải được phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Nếu di chúc viết tay do người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ lập thì di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực.
3. Giải quyết tranh chấp về di chúc viết tay
3.1 Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp thừa kế di chúc viết tay
Tranh chấp thừa kế về di chúc viết tay có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:
- Trong quá trình lưu giữ có thể dẫn đến bị hư hại làm cho nội dung trong di chúc không còn nguyên vẹn dẫn đến không thể hiện được đầy đủ nội dung di chúc hoặc lợi ích giữa những người thừa kế không cân bằng nên dẫn đến việc tranh chấp;
- Di chúc có thể bị thất lạc trong quá trình lưu giữ;
- Di chúc có thể bị giả mạo;
- Tranh chấp giữa những người thừa kế theo pháp luật với người thừa kế theo di chúc, giữa người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với người hưởng thừa kế theo di chúc….
Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc viết tay bằng con đường hòa giải, các bên tranh chấp có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Khi khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì người khởi kiện phải biết được thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp.
3.2 Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc bằng giấy tay
Tranh chấp liên quan đến di chúc bằng là một trong những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tai khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015. Người khởi kiện phải thực hiện theo thủ tục sau:
- Xác định thẩm quyền của Tòa án: Căn cứ Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 thì tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
- Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện với nội dung, hình thức tuân theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015. Cùng với việc soạn đơn khởi kiện, người khởi kiện phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong Tố tụng dân sự.
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp kèm được tài liệu chứng cứ kèm theo thì nộp kèm tài liệu chứng cứ mà mình hiện có.
- Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện. Tòa án cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện nếu nhận đơn trực tiếp, nếu nhận thông qua bưu điện hoặc nhận trực tuyến thì phải thông báo cho người khởi kiện về việc Tòa án đã nhận được đơn.
- Nếu đơn khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tạm ứng án phí. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí lại cho tòa. Lúc này, vụ án sẽ chuyển qua giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Sau khi Tòa án thụ lý, vụ án sẽ Tòa án giải quyết thông qua quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm. Xem thêm: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.
Trên đây là bài viết hướng dẫn của Thạc sĩ Luật sư Phan Manh Thăng giải đáp tranh chấp thừa kế. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT hoặc liên hệ qua số HOTLINE bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Tranh chấp thừa kế di chúc viết tay giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
February 29, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét