Khi “con dấu công ty bị chiếm hữu” bất hợp pháp doanh thì công ty nên xử lý thế nào? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn phương thức giải quyết qua bài viết sau.
1. Quy định của pháp luật về con dấu
- Theo quy định tại (khoản 3, 4 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014) quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công ty.
- Theo đó, người có quyền giữ CON DẤU được thực hiện theo Điều lệ công ty quy định.
- Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Như vậy,
- Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
- Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty.
- Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác.
2. Phương thức giải quyết khi con dấu bị chiếm đoạt trái phép.
Khi con dấu công ty bị chiếm đoạt trái phép để tránh bị ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi mẫu con dấu phù hợp với các quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Thủ tục đổi dấu chỉ gồm các giấy tờ sau:
- Công văn xin đổi dấu, nêu rõ lý do;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận ĐKKD;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận mẫu dấu;
- Giấy giới thiệu kèm CMND của người được cử người liên hệ khắc dấu.
Theo quy định, hồ sơ xin khắc dấu phải nộp tại PC64 trực thuộc Công an tỉnh. Doanh nghiệp đến trụ sở PC64 làm thủ tục trả dấu cũ và nhận dấu mới. Giấy tờ cần mang theo bao gồm:
- Bản chính Giấy chứng nhận mẫu dấu hiện hành
- Con dấu đang sử dụng
- Giấy giới thiệu kèm CMND của người đi trả dấu.
Theo khoản 5 điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP trường hợp thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện các lần trước đó không còn hiệu lực.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm hành chính đối với người “chiếm giữ” trái phép con dấu. Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định “tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền” là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.
Điều 342 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo đó “người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp trên để xử lý đối với hành vi chiếm giữ con dấu trái phép.
Xem thêm về vụ án tranh chấp công ty chung buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải trả lại con dấu cho Trung Nguyên. “Cưỡng chế giao con dấu Trung Nguyên: bà Thảo tố ngược chấp hành viên” (báo tuoitre.vn)
3. Khởi kiện đòi lại con dấu công ty bị chiếm đoạt.
Hồ sơ khởi kiện:
- Đơn khởi kiện đòi lại con dấu ;
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh con dấu bị chiếm đoạt;
- Giấy chứng nhận mẫu con dấu hiện hành
- Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền kèm theo;
- Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,..).
Thủ tục khởi kiện
- Doanh nghiệp tiến hành nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền;
- Tòa án tiến hành thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ;
- Tòa án xét xử sơ thẩm yêu cầu đòi lại con dấu bị chiếm đoạt;
- Xét xử phúc thẩm vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Thủ tục đòi lại con dấu công ty bị chiếm đoạt như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển
February 08, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét