Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiluôn là mối quan tâm chung không chỉ đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn với nhà đầu tư trong nước khi Việt Nam đang là một thị trường phát triển đầy tiềm năng. Khi thành lập doanh nghiệp này thì cần lưu ý gì? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.
1. Quy định pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Một nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể lựa chọn trong 01 hình thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP hay hợp đồng BCC.
Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy,
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Để một doanh nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước không ngoài không phụ thuộc vào mức vốn góp hay cổ phần của nhà đầu tư mà quyết định bởi quốc tịch của thành viên hoặc cổ đông công ty.
- Ngay cả trong trường hợp, một người có quốc tịch nước ngoài sở hữu dưới 10% phần vốn góp của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có nghĩa là doanh nghiệp này là doanh nghiệp nước ngoài. Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì vẫn là doanh nghiệp Việt Nam.
2. Thủ tục đầu tư bằng hình thức thành lập doanh nghiệp mới
- Khác với các doanh nghiệp trong nước, trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư.
- Nhà đầu tư có “quyền” lựa chọn đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế liên thông hoặc thực hiện từng thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Khi thực hiện từng thủ tục thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì người đầu tư tiến hành đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Thời gian giải quyết hồ sơ là 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Nhà đầu tư có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài thông qua hình thức nộp trực tiếp hoặc đăng ký qua mạng điện tử.
Hiện nay, không có hệ thống pháp luật nào trên thế giới là hoàn toàn giống nhau. Khi thành lập một doanh nghiệp mới ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý một số điểm như sau:
- Về lĩnh vực hoạt động, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bị cấm đối với mọi doanh nghiệp thì pháp luật có quy định thêm 18 ngành nghề đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi đầu tư vào các ngành nghề này, nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.
- Về việc sử dụng lao động, hiện nay đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê người lao động nước sở tại về làm việc trực tiếp tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, xin Thẻ tạm trú, Giấy phép lao động.
3. Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam
Đối với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thực tế, khi tiến hành thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp một, không thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo luật đầu tư mà thực hiện giao dịch góp vốn, chuyển nhượng.
Sau đó, thực hiện đăng ký/thông báo thay đổi thành viên/cổ đông nếu pháp luật có quy định.
Trường hợp hai, thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với người nước ngoài và thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Khi đó, nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2014. Sau đó, thực hiện giao dịch góp vốn, chuyển nhượng trên cơ sở pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự và thực hiện đăng ký/thông báo thay đổi thành viên/cổ đông nếu pháp luật có quy định.
So với việc thành lập một doanh nghiệp mới, tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam có ưu điểm tận dụng được thị trường, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực có sẵn, chi phí gia nhập thị trường thấp. Trong khi thành lập doanh nghiệp mới thì nhà đầu tư sẽ tự chủ trong việc quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp áp dụng công nghệ nước ngoài,…
Thành lập doanh nghiệp mới có vốn có đầu tư nước ngoài mua tiến hành góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đều là các hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, phải căn cứ vào tình hình của nhà đầu tư để tiến hành lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 01, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét