Hướng dẫn làm thủ tục phá sản công ty

No Comments

Thủ tục phá sản công ty là thủ tục doanh nghiệp phải thực hiện khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án. Vấn đề doanh nghiệp phá sản không phải hiếm trong tình trạng thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Để đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp và chủ nợ việc thực hiện thủ tục phá sản là điều cần thiết. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn làm thủ tục trên qua bài viết sau.

Thu tuc pha san cong ty
Tiến hành phá sản công ty

1. Phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định “tuyên bố” phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).

2. Quy định pháp luật về phá sản công ty

Quy định quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản

Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền NỘP ĐƠN yêu cầu MỞ THỦ TỤC phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnkhi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
nop don den co quan co tham quyen yeu cau pha san cong ty
Quyền nộp đơn yêu cầu phá sản công ty

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, thứ tự phân chia “tài sản” khi Thẩm phán ra quyết định “tuyên bố phá sản” như sau:

  1. Thứ tự phân chia tài sản
  2. Chi phí phá sản;
  3. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  4. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  5. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
  6. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp:
  7. Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  8. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  9. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  10. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  11. Thành viên của Công ty hợp danh.
  12. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
thu tu uu tien thanh toan khi cong ty pha san
Người được ưu tiên thanh toán khi công ty bị mất khả năng thanh toán

Những giao dịch không có giá trị khi doanh nghiệp phá sản

Theo Điều 59 Luật Phá sản 2014, để bảo toàn tài sản khi công ty mất khả năng thanh toán, được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

  • Giao dịch của công ty mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản:
  • Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của công ty;
  • Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
  • Tặng cho tài sản;
  • Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản.

Lưu ý:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi công ty bị tuyên bố phá sản (Điều 130 Luật Phá sản 2014),
  • Quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ trên không áp dụng trong trường hợp công ty phá sản với lý do bất khả kháng.

4.   Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

cac buoc tien hanh pha san hop tac xa doanh nghiep
Trình tự thủ tục phá sản của hợp tác xã, doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng phá sản, để thực hiện thủ tục phá sản cần thực hiện theo trình tự sau:

  1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tại Tòa án nhân dân và nộp tiền tạm ứng phí.

  • Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu
  • Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền.
  • Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.
  • Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
  • Mở thủ tục phá sản
  • Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và ra thông báo.
  • Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
  • Hội nghị chủ nợ
  • Phục hồi doanh nghiệp
  • Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp được phục hồi thì ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.
  • Doanh nghiệp không phục hồi được thì đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
  • Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

4. Lệ phí, chi phí phá sản

 Khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng (Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Mọi trường hợp quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn làm thủ tục phá sản công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



February 02, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps