Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn hiện nay rất phổ biến trong xã hội. Khi không thể trả bằng tiền thì người vay mượn thực hiện nghĩa vụ bằng cấn trừ đất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Trình tự thủ tục thực hiện cấn trừ đất như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.
Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là gì?
Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là hình thức đảm bảo tài sản trong giao dịch vay tài sản. Người vay khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn hoặc không có khả năng trả bằng tiền thì lấy tài sản khác (đất) để hoàn thành nghĩa vụ.
Trao quyền sử dụng đất cho người vay chỉ khi bên cho vay không còn bất cứ tài sản để trả nợ thì mới xem xét đến việc cấn trừ đất trả tiền.
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ.
Quy định pháp luật về hợp đồng vay mượn tài sản
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có trong thỏa thuận.
Khi giao kết hợp đồng vay mượn tiền, nếu việc lấy đất để cấn trừ tiền được quy định cụ thể trong hợp đồng thì bên cho vay có quyền thực hiện.
Nghĩa vụ thực hiện thanh toán hợp đồng
- Bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn.
- Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định.
- Trường hợp không có tiền để thực hiện thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án cấp quận (huyện) nơi bên vay đang cư trú.
- Trong trường hợp khi thi hành án, người phải thi hành án không còn tài sản (tiền) thì Cơ quan thi hành án sẽ lấy đất để bảo đảm việc thi hành án.
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Trình tự thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn
- Khởi kiện ra Tòa
Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận (huyện) nơi người vay mượn cư trú.
Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, có quyền yêu cầu Tòa án thanh lý tài sản là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Thụ lý đơn
3. Nộp tạm ứng án phí
4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử
5. Mở phiên tòa xét xử
Bài viết trên cung cấp thông tin pháp lý về việc cấn trừ đất khi thực hiện vay tiền nhưng không có khả năng trả, giúp người đọc biết thêm quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc các yêu cầu pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn làm thủ tục xin cấp lại sổ đất bị mất
- Hướng dẫn thủ tục yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục kiện đòi hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp sai đối tượng
Bài viết nói về: Thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
February 27, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét