Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh Corona có được không?

No Comments

Dịch bệnh corona đang phát triển và có sự lây lan toàn cầu. Loại dịch bệnh này đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh, vui chơi, giải trí của mọi người. Tuy nhiên vì dịch bệnh corona mà là nguyên nhân nghỉ việc thì có được hay không? Pháp luật lao động quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc.

cham dut hop dong
Corona (2019-nCoV) đại dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ trên thế giới

Dịch bệnh corona là gì?

Dịch bệnh corona ( Corona virus– 2019 nCoV)  là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. 2019-nCoV chưa từng được phát hiện trước khi bùng phát bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Việt Nam đã tiếp nhận nhiều trường hợp có người nghi nhiễm căn bệnh này. Tính đến thời điểm (23/2), Việt Nam đã có 16 người bệnh corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 11 trường hợp, 15 trường hợp đã khỏi bệnh.

Đứng trước một đại dịch toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm hao hụt, trì trệ nền sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các lễ hội, văn hóa của con người cũng bị hạn chế. Sở giáo dục TpHCM và các tỉnh thành và vùng miền cũng đã cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học để ngăn ngừa dịch bệnh.

Chính vì tâm lý lo sợ căn bệnh có thể lây lan, nhiều người lao động và người sử dụng lao động đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

thoi viec vi corona
Chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật lao động, cụ thể tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khi:

  • Có sự đồng ý và thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.
  • Hợp đồng chấm dứt khi có sự kiện biến pháp lý xảy ra (đương nhiên chấm dứt).
  • Hợp đồng lao động chấm dứt dựa vào ý chí của một trong các bên trong hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng trái luật.

Đối với người sử dụng lao động

Cho nhân viên thôi việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:

  • Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  •  Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
  • Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động 2019.

Đối với người lao động

Căn cứ Điều 40 Bộ luật lao động 2019, việc chấm dứt hợp đồng không tuân thủ theo quy định của pháp luật của người lao động mang đến những hậu quả pháp lý như sau:

  • Không được hưởng trợ cấp làm việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019.
  • Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo  hợp đồng.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.

Người sử dụng lao động khi thực hiện chấm dứt hợp đồng không cần phải thông báo cho người sử dụng lao động khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.

Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh corona có được không?

cham dut hop dong vi corona
Phòng tránh corona đúng cách đảm bảo sức khỏe làm việc

Đối với người sử dụng lao động

Corona là một dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, hậu quả nghiêm trọng là đe dọa đến tính mạng con người. Đây được xem là một sự kiện bất khả kháng thuộc một trong những trường hợp đơn phương chấm dứt (HĐLĐ) của người sử dụng lao động quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019.

Trong trường hợp dịch bệnh phát triển, người sử dụng lao động cần cho nhân viên nghỉ việc để ngăn chặn dịch bệnh và được hưởng lương cơ bản theo hợp đồng.

Tuy nhiên người sử dụng lao động chỉ được phép chấm dứt (HĐLĐ) khi có trường hợp nhiễm bệnh, cần cách ly. Còn đối với trường hợp chưa phát hiện người lao động có dấu hiệu bệnh, đang trong tình trạng sức khỏe bình thường mà chấm dứt (HĐLĐ) thì đây là hành vi trái luật và phải gánh chịu hậu quả pháp lý nặng nề.

Đối với người lao động

Luật lao động ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Chính vì vậy, khi có nhu cầu nghỉ việc thì người lao động chỉ cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thông báo trước với người lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019.

Bộ y tế khuyến cáo các cách phòng chống dịch như rửa tay để diệt khuẩn, đeo khẩu trang khi làm việc,… thì sức khỏe của người lao động sẽ được đảm bảo mà không cần phải sợ hãi trước loại dịch bệnh này mà chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Bài viết trên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như quy định pháp luật lao động về trường hợp chấm dứt hợp đồng. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên hoặc có bất kì yêu cầu tư vấn pháp lý khác. Vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh Corona có được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 26, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps