Bị công ty cho nghỉ việc do thay đổi cơ cấu là một trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, nhiều công ty lợi dụng quy định này để hợp pháp hóa cho hành vi sa thải người lao động trái pháp luật. Khi đó, người lao động cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?
Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 38 Bộ luật Lao động người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ):
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo (HĐLĐ) không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo (HĐLĐ) xác định thời hạn và quá nửa thời hạn (HĐLĐ) đối với người làm theo (HĐLĐ)theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
- Do thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sát nhập…
Trong những trường hợp kể trên, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Thế nào là thay đổi cơ cấu tổ chức, công nghệ?
Theo quy định của Bộ luật lao động, thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ được hiểu là:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động,;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
- Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
- Hoặc vì lý do kinh tế mà công ty thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, cắt giảm nhân sự.
Những lý do này phải dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó công ty phải tiến hành sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức để phục vụ cho mục tiêu tồn tại và phát triển.
Pháp luật lao động hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xác định như thế nào là thay đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức, công nghệ dẫn tới việc doanh nghiệp mượn quy định này để thực hiện đơn phương chấm dứt (HĐLĐ).
Các chính sách người lao động được hưởng khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức.
Khi bị công ty cho nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và chính sách như:
- Được ưu tiên đào tạo lại người lao động khi có công việc mới;
- Khi (HĐLĐ) chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công ty phải trợ cấp cho người lao động những khoản chi phí quy định tại Bộ Luật lao động.
Cách giải quyết khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Trong trường hợp người lao động phát hiện công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức mà vì một lý do khác trái với quy định pháp luật như cho nghỉ việc trước thời hạn báo trước. Người lao động có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu tòa án giải quyết.
Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự:
1. Nộp đơn khởi kiện
2. Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;
3. Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm;
4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).
Những yêu cầu mà người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thể thể nhờ tòa án giải quyết:
- Yêu cầu người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, bảo hiểm xã hội những ngày người lao động không làm việc cộng với hai tháng tiền lương trong hợp đồng.
- Trường hợp không muốn quay lại làm việc, người lao động có thể yêu cầu tòa án yêu cầu người sử dụng lao động trả lương, bảo hiểm xã hội những ngày người lao động không làm việc cộng với hai tháng tiền lương trong hợp đồng cùng với trợ cấp thôi việc theo quy định.
Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn cách giải quyết đối với trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Bị công ty cho nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu bạn cần làm gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
February 28, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét