Giải quyết tranh chấp nhà ở theo di chúc cho người nước ngoài

No Comments

Nhà ở theo di chúc cho người nước ngoài mà phát sinh tranh chấp thì được giải quyết theo pháp luật Việt Nam nếu bất động sản tọa lạc tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm sau bài viết dưới đây.

tranh chap nha o theo di chuc cua nguoi nuoc ngoai
Người nước ngoài và vấn đề thừa kế theo di chúc tại Việt Nam

1. Các quy định về di chúc theo Bộ luật Dân sự 2015

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 , di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Do đó, nếu người lập di chúc chỉ định người thừa kế là người nước ngoài thì người này có quyền được nhận thừa kế.

Để người nước ngoài (Việt Kiều) có thể được hưởng thừa kế theo nội dung của di chúc, thì trước hết di chúc phải được lập hợp pháp. Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 quy định một bản di chúc hợp pháp khi đáp ứng các nội dung sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Sau khi đã xem xét các quy định liên quan đến di chúc, cần phải xem xét các quy định liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài để đảm bảo rằng họ có thể nhận thừa kế là nhà ở tại Việt Nam.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về người nước ngoài

Nguoi nuoc ngoai thua ke theo di chuc
Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thừa kế của người nước ngoài

2.1 Người nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. 

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Luật Nhà ở 2014 thì hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Từ quy định trên có thể thấy, người nước ngoàiquyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc nhận thừa kế (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Đối với quyền sử dụng đất pháp luật cũng đã quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013.

2.2 Điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 159, Điều 160 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là:

  • Phải là cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
  • Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

3.1 Phương thức giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh TRANH CHẤP, người nước ngoài và bên tranh chấp còn lại nên thỏa thuận, thương lượng để giải quyết với nhau. Nếu các bên không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

3.2 Thẩm quyền giải quyết

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, việc xác định thẩm quyền của tòa án được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, xác định xem tòa án có phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không. Căn cứ theo Khoản 6 Điều 26 BLTTDS 2015, tranh chấp về thừa kế là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Sau đó, Theo điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Tuy nhiên, người khởi kiện ở đây lại là người nước ngoài, do đó, theo Khoản 3 Điều 35 và điểm a Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, TAND cấp tỉnh là tòa án có thẩm quyền có thẩm quyền tranh chấp.
  • Cuối cùng, xem xét các quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 để xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Cụ thể là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hay tòa án nơi nguyên đơn làm việc, cư trú,…

3.3 Trình tự khởi kiện

Bước 1: Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện theo hình thức và nội dung được quy định tại Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015. Gửi cho Tòa án bằng bưu điện hoặc trực tiếp

Phuong thuc giai quyet tranh chap thua ke theo di chuc la nha o
Thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế theo di chúc của người nước ngoài

Bước 2: Tòa án nhận và xem xét đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, sau khi nhân đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án tòa án sẽ phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung “đơn” khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án

Bước 6: trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án,

3.4 Thời hạn chuẩn bị xét xử

Đối với tranh chấp về thừa kế, thời hạn chuẩn bị xét sử sở thẩm là 04 tháng.

Trong giai đoạn này, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  • Trường hợp không thành thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử.

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Công ty Luật Long Phan tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Giải quyết tranh chấp nhà ở theo di chúc cho người nước ngoài
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 04, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps