Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng doanh nghiệp như thế nào?

No Comments

Hiện nay việc tăng lương tối thiểu vùng giúp cho người lao động có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Cùng với đó việc tăng lương tối thiểu vùng cũng đã tác động đến doanh nghiệp như thế nào? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ đề cập qua bài viết sau.

anh huong cua tang luong toi thieu vung den doanh nghiep
Ảnh hưởng của tăng lương tối thiểu vùng

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định số 157/2018/ NĐ-CP thì lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Trong đó MỨC LƯƠNG trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau:

  • Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng;
  • vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2020 như sau:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: 3.9290.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng;
  • vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cao hơn 2019 khoảng 150.000-240.000 đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

2. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng được quy định tại Điều 2 bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

3. Ảnh hưởng đến chi phí trả lương

tang luong toi thieu vung cho nguoi lao dong
Tiền lương tăng cho người lao động

Người lao động hưởng lương tháng hay lương khi ngừng việc đều được tăng khi lương tối thiểu vùng tăng.

  • Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc tăng lương tối thiểu vùng không có sự tác động lớn đến doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng lao động đông đảo, thì việc tăng chi phí trả lương cho lương tối thiểu vùng có tác động rất lớn và không phải là con số nhỏ.

Khi lương tối thiểu vùng tăng 5,5% thì mức lương thấp nhất doanh nghiệp phải trả cho người lao động cũng tăng theo. Những người lao động có mức lương thấp hơn mức tối thiểu vùng sẽ được tăng bằng lương tối thiểu vùng kéo theo các lao động khác ít nhiều cũng sẽ được tăng lương.

Như vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng làm cho doanh nghiệp phát sinh chi phí trả lương tăng lên.

3. Tăng tiền đóng bảo hiểm, phí công đoàn

Trong chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động, số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cao hơn nhiều so với số tiền người lao động phải đóng.

Cụ thể, doanh nghiệp phải đóng vào quỹ BHXH 17%, quỹ BHYT 3%, quỹ BHTN 1%, quỹ BHTNLĐ, BNN 0,5%. Con số này tương ứng ở người lao động là 8%; 1,5% và 1%.

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo tỷ lệ:

  • Tỷ lệ trích lương của người lao động là 10,5 %.
  • Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động là 21,5 %.

Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng phí công đoàn của các doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Như vậy, khi tăng lương đồng nghĩa với việc tăng tiền đóng bảo hiểm, phí công đoàn nếu doanh nghiệp không muốn bị xử phạt.

4. Đẩy mạnh cải tiến công nghệ

day manh cong nghe va nang suat lao dong khi luong tang
Cải tiến công nghệ, giảm chi phí sản xuất

Việc Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng, các khoản chi phí cho lương, bảo hiểm, phí công đoàn… của doanh nghiệp đều tăng.

Các khoản chi phí sản xuất tăng cao do tiền lương người lao động tăng, tiền đóng bảo hiểm, phí công đoàn tăng làm cho doanh nghiệp giảm sút cạnh tranh trên thị trường. Khi đó áp lực lên doanh nghiệp rất lớn, muốn tồn tại trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt phải tiến hành cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Khi các khoản này tăng, doanh nghiệp sẽ phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Do đó, để tồn tại trên thị trường, không cách nào khác, doanh nghiệp buộc phải cải tiến công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tồn tại.

Đây là giải pháp khá hiệu quả để doanh nghiệp tăng năng suất lao động và chất lượng của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là bài viết của chung tôi về nội dung trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật từ chúng tôi, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng doanh nghiệp như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



February 08, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps