Ủy quyền công ty con thi công xây dựng diễn ra khá phổ biến hiện nay và các tranh chấp về hợp đồng xây dựng ngày càng trở nên phức tạp. Việc phê duyệt ủy quyền được phép xây dựng như vậy phù hợp trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ được làm rõ.
1. Quy định về hợp đồng thi công xây dựng?
1.1. Hợp đồng xây dựng là gì?
- Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Có nhiều loại hợp đồng xây dựng khác nhau bao gồm cả hợp đồng thi công.
1.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng
Bao gồm các nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1.3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Bao gồm:
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Lưu ý:
- Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt. Trường hợp có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
- Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty mẹ ủy quyền cho công ty con ký hợp đồng như thế nào?
- Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo đó, “công ty con” có thể được xem là tên gọi khác của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, được thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền.
Bên cạnh đó, tại mẫu số 02 Thông tư 05/2015/TT-BKHDT quy định về mẫu giấy ủy quyền (mẫu hợp đồng ủy quyền) “thi công XÂY DỰNG” thì:
- Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho Bên mời thầu cùng với đơn dự thầu
- Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc.
- Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.
Như vậy, công ty được quyền ủy quyền cho giám đốc chi nhánh thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và bên dự thầu. Trong trường hợp này, công ty đã ký hợp đồng với chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Công ty con có được coi là thầu phụ không?
- “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu (HSDT) hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong HSDT; ký Hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong HSDT được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Như vậy, công ty con không được xem là nhà thầu phụ. Công ty con chỉ thực hiện hợp đồng theo sự điều chỉnh của việc ủy quyền thi công (hay nói cách khác là không được lấy năng lực được toàn quyền quyết định và thay thế công ty mẹ).
4. Chuyển nhượng thầu cho công ty con được không?
Theo khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 thì các hành vi bị cấm trong đấu thầu bao gồm hành vi Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc giá trị dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết.
Như vậy,
- Việc chuyển nhượng thầu trong trường hợp trên là vi phạm pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trong trường hợp này, các bên có thể ký kết việc sử dụng nhà thầu phụ, nhưng không chuyển nhượng thầu. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư và phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Có được ủy quyền cho công ty con thực hiện hợp đồng thi công xây dựng không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
February 13, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét