Thủ tục hủy ủy quyền mua bán đất khi đã trả nợ xong

No Comments

Thủ tục ủy quyền mua bán đất là một hình thức thay vì ký giấy tờ mượn nợ theo đúng quy định của pháp luật thì hai bên thỏa thuận chuyển sang hình thức ký hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất. Mượn nợ bằng hình thức này mang lại rủi ro lớn cho bên ủy quyền. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền, người ủy quyền có thể hủy thủ tục ủy quyền mua bán đất khi đã trả nợ xong. Thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

vay-no-bang-uy-quyen-mua-ban-dat
Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất

1. Hợp đồng ủy quyền mua bán đất

Hợp đồng ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền trong một thời hạn nhất định.

Ở đây, giao dịch ủy quyền mua bán đất thực chất là mượn nợ nhưng thay vì ký giấy mượn nợ thì cả hai bên lại xác lập hợp đồng ủy quyền mua bán đất.

Theo quy định của pháp luật, giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập.

Do đó, hợp đồng ủy quyền này là trái với quy định của pháp luật do giả tạo.

2. Cách chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán đất

cach thuc cham dut uy quyen gia tao mua ban dat dai
Cách hủy ủy quyền giả tạo

2.1. Các bên tham gia ủy quyền thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng tại văn phòng công chứng

Theo quy định tại Luật công chứng tại Điều 51 về Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

  • Việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng khi có sự thỏa thuận, cam kết của các bên tham gia hợp đồng.
  • Việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng được thực hiện tại văn phòng công chứng dã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
  • Thủ tục hủy bỏ được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng.

Như vậy, khi một trong hai bên muốn hủy hợp đồng ủy quyền bán đất thì có thể tuân theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014 trên. Hợp đồng này có thể hủy bỏ khi cả hai bên tham gia cùng nhau “thỏa thuận” và được thực hiện tại văn phòng công chứng để chấm dứt hợp đồng. Sau khi thực hiện xong thủ tục, hợp đồng ủy quyền sẽ không còn giá trị pháp lý và các giao dịch sau đó sẽ trở nên vô hiệu.

Lưu ý: chỉ thực hiện khi cả hai bên tham gia hợp đồng cùng thực hiện điều trên.

2.2. Bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán đất

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 569 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền.

  • Ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền.
  • Ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền.
  • Bên ủy quyền phải thông báo cho người thứ ba về việc hủy hợp đồng ủy quyền

Như vậy căn cứ vào quy định trên thì người ủy quyền có thể đơn phương CHẤM DỨT hợp đồng ủy quyền mà không cần có sự đồng ý của bên nhân ủy quyền.

Như vậy, sau khi bên ủy quyền đã trả xong khoản nợ cho bên nhận ủy quyền thì bên ủy quyền có thể tự làm đơn hoặc nhờ luật sư làm đơn về việc thông báo chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Và sau khi thực hiện thủ tục hủy bỏ thì hợp đồng hủy bỏ không còn giá trị pháp lý và mọi giao dịch sau khi thực hiện thủ tục là vô hiệu.

3. Giải quyết khi phát sinh tranh chấp

co quan giai quyet tranh chap
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh

Trong trường hợp, nếu bên nhận ủy quyền đã bán đi quyền sử dụng đất. Thì bên ủy quyền có thể khởi kiện tại tòa án án để giải quyết tranh chấp trên với trình tự như sau:

  • Chuẩn bị đơn khởi kiện
  • Nộp đơn khởi kiện
  • Tòa thụ lý và giải quyết
  • Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn trình tự các bước để bảo vệ quyền lợi người ủy quyền nếu muốn hủy hợp đồng ủy quyền mua bán đất đã trả xong nợ. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục hủy ủy quyền mua bán đất khi đã trả nợ xong
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 21, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps