Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định rất cụ thể. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để thành lập doanh nghiệp này cần thực hiện như thế nào?

cac buoc thanh lap doanh nghiep tu nhan
Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân

1.   Quy định của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Theo khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 “doanh nghiệp tư nhân” là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó:

  • Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp;
  • Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chịu trách nhiệm về hoạt động từ người quản lý;
  • Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư.
  • Toàn bộ tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh phải được ghi chép vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định.

Lưu ý:

  • Theo quy định này thì tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân;
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp là một.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được cùng lúc là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

2.   Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành phần hồ sơ

mau giay yeu cau dang ky thanh lap doanh nghiep tu nhan
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục sau:

  1. Nộp hồ sơ chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh.
  2. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3.   Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân qua cổng thông tin điện tử

thu tuc thanh lap cong ty qua cong thong tin dien tu quoc gia
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân qua cổng thông tin điện tử

Doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

  1. Khi hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để cơ quan này tự động tạo mã số doanh nghiệp.
  2. Khi cơ quan thuế gửi mã số doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ qua mạng điện tử cho doanh nghiệp biết.

Doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

  1. Khi hồ sơ nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp;
  2. Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế;
  3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  4. Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu hồ sơ doanh nghiệp cung cấp và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy.

Nếu hồ sơ doanh nghiệp cung cấp chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ bằng thông báo qua mạng điện tử;

tinh trang ho so cau doanh nghiep tai phong dang ky kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo về tình trạng hồ sơ

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp qua đường bưu điện.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn quy định doanh nghiệp phải gửi hồ sơ bản giấy cho Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thực hiện  thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
  • Hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử phải được người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác
  • Nếu hồ sơ không chính xác giữa bản điện tử và bản giấy mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì theo khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định.

4. Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC).

Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, Dịch vụ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Công ty luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



March 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Vay nợ cá nhân là tranh chấp Hợp đồng vay tài sản được thiết lập giữa cá nhân với cá nhân. Khi muốn thu hồi nợ xấu, mặc dù sử dụng nhiều cách nhưng con nợ vẫn chai lì, không chịu thanh toán nợ thì quý khách hàng có thể khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vậy trình tự, thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân phải tiến hành như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Doi lai tien da cho vay bang hinh thuc khoi kien
Đòi lại tiền đã cho vay – một tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay

1. Đặc điểm hợp đồng vay tài sản được luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại (Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015), hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mỗi loại hợp đồng ngoài những đặc điểm chung thì cũng sẽ có những điểm riêng để làm cơ sở phân biệt với các loại hợp đồng khác. Vì vậy, hợp đồng vay tài sản có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên vay sang bên cho vay, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Khi đó, bên vay có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Hết thời hạn vay, bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Cụ thể theo khoản 1 và khoản 2 Điều 466 BLDS 2015 quy định:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Thứ hai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc hợp đồng không có tính đền bù.

Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất. Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù thường gặp ở trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…

Hợp đồng vay tài sản không có tính đền bù là hợp đồng vay không có lãi suất, nghĩa là khi hết thời hạn của hợp đồng vay, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị của bên cho vay mà không phải trả thêm bất cứ khoản lợi ích về mặt vật chất hay một giá trị tài sản khác. Mục đích giao kết nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau, hầu hết chỉ diễn ra giữa các chủ thể có mối quan hệ mật thiết, quen biết lẫn nhau.

Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.

Hợp đồng phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, tức là vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị, nếu hợp đồng  giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng hoặc đối với hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác thể hiện trên văn bản.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu hợp đồng vay được giao kết dưới hình thức văn bản thì khi xảy ra tranh chấp sẽ có cơ sở giải quyết, còn hợp đồng giao kết dưới hình thức miệng thì khi có tranh chấp xảy ra thì khó chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Do đó, hợp đồng vay tài sản được giao kết dưới hình thức bằng văn bản là hợp đồng ưng thuận và dưới hình thức bằng miệng là hợp đồng thực tế.

Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ

Cơ sở để xác định một hợp đồng song vụ hay đơn vụ là mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, cả hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau thì đây là hợp đồng song vụ. Căn cứ Điều 465 BLDS 2015 quy định:

  • Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết thì phải bồi thường thiệt hại cho bên vay (trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó).
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp bên vay đồng ý.

Đồng thời, bên vay cũng có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay đúng thời hạn, địa điểm phương thức và sử dụng tài sản đúng thỏa thuận.

Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay, bên cho vay có quyền đòi nợ mà không có nghĩa vụ với bên vay nữa.

2. Vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được luật quy định như thế nào?

Lai suat khi vay do cac ben thoa thuan trong hop dong vay
Các bên có quyền thỏa thuận về lãi suất khi vay

Không ít các trường hợp vay tiền mà không có khả năng chi trả, lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chồng chất nợ, thậm chí nhiều trường hợp người vay còn không biết mức lãi suất mà mình phải trả có vi phạm pháp luật hay không hoặc không biết cách xác định lãi trước khi vay. Do đó, pháp luật đã có quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Mặt khác, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định.

Căn cứ Điều 468 BLDS 2015 thì Luật các tổ chức tín dụng 2010 được coi là luật khác có liên quan cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng vay. Việc thực hiện lãi suất cho vay theo thỏa thuận không chỉ căn cứ vào khoản 2 điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 mà còn phải dựa vào quy định của BLDS 2015. Cụ thể vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được BLDS 2015 quy định như sau:

Thứ nhất, đối với hợp đồng vay không có lãi.

Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015 số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015.

Như vậy, đối với hợp đồng vay không có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất là 10% số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.

Thứ hai, đối với hợp đồng vay có lãi.

Khi đến hạn, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi suất được xác định như sau:

  • Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng  nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 ( 20%/năm) tương ứng với thời hạn vay.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

  • Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay, theo hợp đồng tương ứng với thời điểm chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trình tự thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

Hinh anh ve doi no ca nhan bang hinh thuc khoi kien
Các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp và đòi lại tiền

Thành phần hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Hợp đồng vay và các tài liệu khác
  • Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu

Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.

  • Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14.

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Thời hiệu khởi kiện

Tại Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Trên đây là toàn hướng dẫn của chúng tôi về việc khởi kiện đòi nợ cá nhân. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ ngay đến Công ty luật Long Phan PMT để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiluôn là mối quan tâm chung không chỉ đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn với nhà đầu tư trong nước khi Việt Nam đang là một thị trường phát triển đầy tiềm năng. Khi thành lập doanh nghiệp này thì cần lưu ý gì? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Doanh nghiep duoc thanh lap co von dau tu nuoc ngoai
Quy định pháp luật về Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Quy định pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Một nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể lựa chọn trong 01 hình thức:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP hay hợp đồng BCC.

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy,

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Để một doanh nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước không ngoài không phụ thuộc vào mức vốn góp hay cổ phần của nhà đầu tư mà quyết định bởi quốc tịch của thành viên hoặc cổ đông công ty.
  • Ngay cả trong trường hợp, một người có quốc tịch nước ngoài sở hữu dưới 10% phần vốn góp của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có nghĩa là doanh nghiệp này là doanh nghiệp nước ngoài. Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì vẫn là doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thủ tục đầu tư bằng hình thức thành lập doanh nghiệp mới

Thanh lap doanh nghiep moi la hinh thuc dau tu nuoc ngoai
Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới
  • Khác với các doanh nghiệp trong nước, trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư.
  • Nhà đầu tư có “quyền” lựa chọn đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế liên thông hoặc thực hiện từng thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi thực hiện từng thủ tục thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì người đầu tư tiến hành đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao các giấy tờ sau:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Nhà đầu tư có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài thông qua hình thức nộp trực tiếp hoặc đăng ký qua mạng điện tử.

Hiện nay, không có hệ thống pháp luật nào trên thế giới là hoàn toàn giống nhau. Khi thành lập một doanh nghiệp mới ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Về lĩnh vực hoạt động, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bị cấm đối với mọi doanh nghiệp thì pháp luật có quy định thêm 18 ngành nghề đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi đầu tư vào các ngành nghề này, nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.
  • Về việc sử dụng lao động, hiện nay đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê người lao động nước sở tại về làm việc trực tiếp tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, xin Thẻ tạm trú, Giấy phép lao động.

3. Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam

Thu tuc gop von vao doanh nghiep Viet Nam cua doanh nghiep nuoc ngoai
Góp vốn vào doanh nghiệp nước – một hình thức đầu tư nước ngoài

Đối với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thực tế, khi tiến hành thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp một, không thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo luật đầu tư mà thực hiện giao dịch góp vốn, chuyển nhượng.

Sau đó, thực hiện đăng ký/thông báo thay đổi thành viên/cổ đông nếu pháp luật có quy định.

Trường hợp hai, thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với người nước ngoài và thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Khi đó, nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2014. Sau đó, thực hiện giao dịch góp vốn, chuyển nhượng trên cơ sở pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự và thực hiện đăng ký/thông báo thay đổi thành viên/cổ đông nếu pháp luật có quy định.

So với việc thành lập một doanh nghiệp mới, tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam có ưu điểm tận dụng được thị trường, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực có sẵn, chi phí gia nhập thị trường thấp. Trong khi thành lập doanh nghiệp mới thì nhà đầu tư sẽ tự chủ trong việc quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp áp dụng công nghệ nước ngoài,…

Thành lập doanh nghiệp mới có vốn có đầu tư nước ngoài mua tiến hành góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đều là các hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, phải căn cứ vào tình hình của nhà đầu tư để tiến hành lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Thừa kế di chúc viết tay đã được Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Theo đó, di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm để lại tài sản cho người khác. Hiện nay, bên cạnh việc soạn thảo di chúc bằng máy tính thì một số người vẫn có thói quen viết tay di chúc. Vậy trong trường hợp phát sinh tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thì giải quyết như thế nào? Nội dung bài viết sẽ được làm rõ dưới đây.

huong dan giai quyet tranh chap di chuc bang giay tay
Di chúc viết tay thường dễ xảy ra tranh chấp, gây nhiều trở ngại cho những người thừa kế

1. Quy định của Bộ luật Dân sự về di chúc viết tay hợp pháp

Di chúc viết tay chính là một hình thức thể hiện di chúc bằng văn bản. Theo (Điều 628 BLDS 2015), di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Một di chúc thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những nội dung trên, di chúc còn có thể có những nội dung khác. Cần lưu ý khi soạn di chúc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Bên cạnh đó, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay chế di chúc do chính mình lập. Theo Điều 640 BLDS 2015:

  • Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

2. Điều kiện để di chúc viết tay hợp pháp

Di chuc phai tuan thu cac dieu kien co hieu luc
Di chúc viết tay cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực

Di chúc “viết tay hợp pháp” thì phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Nếu một bản di chúc viết tay mà không công chứng, chứng thực thì chỉ hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện trên.

Ngoài những điều kiện cơ bản trên thì di chúc viết tay còn phải đảm bảo những điều kiện cụ thể khác trong trường hợp di chúc được lập ra từ những chủ thể đặc biệt.

  • Nếu di chúc viết tay do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập thì phải được phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Nếu di chúc viết tay do người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ lập thì di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực.

3. Giải quyết tranh chấp về di chúc viết tay

Cach giai quyet thua ke di chuc viet tay tot nhat la giai quyet tai toa an
Khi có tranh chấp di chúc viết tay, cần phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn

3.1 Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp thừa kế di chúc viết tay

Tranh chấp thừa kế về di chúc viết tay có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

  • Trong quá trình lưu giữ có thể dẫn đến bị hư hại làm cho nội dung trong di chúc không còn nguyên vẹn dẫn đến không thể hiện được đầy đủ nội dung di chúc hoặc lợi ích giữa những người thừa kế không cân bằng nên dẫn đến việc tranh chấp;
  • Di chúc có thể bị thất lạc trong quá trình lưu giữ;
  • Di chúc có thể bị giả mạo;
  • Tranh chấp giữa những người thừa kế theo pháp luật với người thừa kế theo di chúc, giữa người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với người hưởng thừa kế theo di chúc….

Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc viết tay bằng con đường hòa giải, các bên tranh chấp có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Khi khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì người khởi kiện phải biết được thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp.

3.2 Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc bằng giấy tay

Tranh chấp liên quan đến di chúc bằng là một trong những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tai khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015. Người khởi kiện phải thực hiện theo thủ tục sau:

  1. Xác định thẩm quyền của Tòa án: Căn cứ Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 thì tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
  2. Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện với nội dung, hình thức tuân theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015. Cùng với việc soạn đơn khởi kiện, người khởi kiện phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong Tố tụng dân sự.
  3. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp kèm được tài liệu chứng cứ kèm theo thì nộp kèm tài liệu chứng cứ mà mình hiện có.
  4. Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện. Tòa án cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện nếu nhận đơn trực tiếp, nếu nhận thông qua bưu điện hoặc nhận trực tuyến thì phải thông báo cho người khởi kiện về việc Tòa án đã nhận được đơn.
  5. Nếu đơn khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tạm ứng án phí. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí lại cho tòa. Lúc này, vụ án sẽ chuyển qua giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Sau khi Tòa án thụ lý, vụ án sẽ Tòa án giải quyết thông qua quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm. Xem thêm: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.

Trên đây là bài viết hướng dẫn của Thạc sĩ Luật sư Phan Manh Thăng giải đáp tranh chấp thừa kế. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT hoặc liên hệ qua số HOTLINE bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Tranh chấp thừa kế di chúc viết tay giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Giải quyết tranh chấp thừa kế thường kéo dài và làm xấu đi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh những người như cha, mẹ, con cái của người đã mất thì cháu ngoại có được hưởng thừa kế của ông bà ngoại không, pháp luật sẽ bảo vệ họ như thế nào khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra? Chúng tôi xin hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại qua bài tư vấn sau.

chau ngoai co the duoc huong thua ke cua ong ba ngoai
Cháu ngoại được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai

1. Có những loại thừa kế nào?

Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

1.1 Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để một di chúc được công nhận là hợp pháp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật;

Theo Điều 644, những đối tượng sau được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những đối tượng trên sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 suất di sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật nếu họ không được người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó.

1.2 Thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 (viết tắt là BLDS 2015):

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp, không tuân thủ các điều kiện của một di chúc;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Một trong những căn cứ quan trọng để phân chia di sản của người chết để lại là việc xác định hàng thừa kế. Và theo quy định tại Điều 651, “hàng thừa kế theo pháp luật” được xác định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi mà tất cả những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Cháu ngoại được hưởng di sản thừa kế như thế nào?

chau ngoai duoc huong thua ke theo di chuc
Cháu ngoại có thể được hưởng di sản của ông bà ngoại theo di chúc, theo pháp luật và thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
  1. Hưởng thừa kế theo di chúc: Nếu ông, bà ngoại chết có để lại di chúc và định đoạt một phần di sản cho cháu ngoại thì cháu ngoại vẫn được hưởng di sản.
  2. Hưởng thừa kế theo pháp luật: Cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông, bà ngoại nên nếu không có người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc tất cả các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất không có quyền hưởng di sản, từ chối di sản thì cháu ngoại sẽ được hưởng thừa kế.
  3. Hưởng thừa kế thế vị: Khi mẹ cháu là đối tượng được hưởng thừa kế mà lại chết trước hoặc cùng lúc với ông hoặc bà ngoại thì cháu sẽ là người thừa kế thế vị, hưởng phần thừa kế của mẹ mình (Điều 652 BLDS 2015).

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế của cháu ngoại

thu tuc giai quyet tranh chap thua ke cua chau ngoai
Phiên Tòa xét xử giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại

Khi cháu là người có quyền lợi bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện việc chia di sản của ông, bà ngoại nhưng các bên không thể tự thỏa thuận, hòa giải được thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết theo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

  1. Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về hình thức theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất.
  2. Người khởi kiện cũng phải thu thập những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm để nộp kèm đơn khởi kiện đến tòa án.
  3. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa, gửi bằng đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua thư điện tử đến Tòa án.
  4. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu người khởi kiên nộp đơn trực tiếp tại Tòa án. Trường hợp gửi bằng dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến, Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện trong thời hạn luật định.
  5. Tòa án xem xét đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện không có đủ những nội dung theo quy định hoặc hình thức không hợp lệ thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.
  6. Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc đóng tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp. Sau khi người khởi kiện đóng tạm ứng án phí và nôp lại biên lai cho Tòa án thì Tòa án thụ lý vụ án. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện.

Sau khi được thụ lý, vụ án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử. thời hạn chuẩn vị xét xử là 04 tháng, có thể được Chánh án Tòa án ra hạn thêm không quá 02 tháng. Trong giai đoạn này, Tòa án thực hiện các công việc nhằm thu thập chứng cứ, mời các bên lên hòa giải.

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu vụ án được đưa ra xét xử thì sẽ được xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án. Xem thêm: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Liên hệ qua hotline bên dưới hoặc đến công ty Luật Long Phan (PMT) để được hỗ trợ. Xin cảm ơn

Bài viết nói về: Tranh chấp thừa kế của cháu ngoại giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 29, 2020 at 10:00AM
Read More

Quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, điều chỉnh quá trình chuyển giao tài sản từ người chết cho người thừa kế. Đặc biệt liên quan đến đương sự là Việt Kiều về thừa kế đất đai thì khi có tranh chấp được giải quyết như thế nào? Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài qua bài viết sau.

Nha dat duoc nguoi Viet o nuoc ngoai thua ke
Tranh chấp thừa kế của người Việt ở nước ngoài

1. Người Việt định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà tại Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

  • Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài và về mặt pháp lý thì họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam;
  • Người gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở phải là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam (Điều 8 Luật Nhà ở 2014).

Theo đó, họ có thể được chuyển giao quyền sở hữu nhà thông qua các hình thức như: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình và cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Nha o duoc nguoi Viet Nam dinh cu o nuoc ngoai so huu
Người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2. Quyền thừa kế về đất của người Việt Nam định cư nước ngoài.

Đối với đối tượng được sở hữu đất đai.

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, thì một trong những hình thức mà họ được nhận quyền sử dụng đất là thừa kế với mục đích là để ở. 

Đối với đối tượng không được sở hữu đất đai.

Nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013) như sau:

  • Họ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đứng tên trực tiếp trên Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Có quyền tặng cho quyền sử dụng đối với các đối tượng là các nhân, hộ gia đình hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở. Người nhận thừa kế vẫn được đứng tên là bên tặng cho trong văn bản tặng cho, tuy nhiên giao dịch tặng cho này phải phù hợp với pháp luật về nhà ở.
  • Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Trong số những người nhận thừa kế có cả người không được sở hữu nhà và có người được quyền sở hữu nhà mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính (khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013).

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp.
  • Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết như khoản 3 Điều 186 trên.
Thua ke dat dai cua nguoi Viet dinh cu o nuoc ngoai
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế đất đai

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

TRANH CHẤP THỪA KẾ về đất của người Việt Nam ở nước ngoài được hiểu là một dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Vì vậy, có hai phương án mà chúng tôi kiến nghị khi phát sinh tranh chấp:

Tiến hành tự hòa giải, thương lượng.

  • Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định các bên không bắt buộc phải hòa giải, thương lượng là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế về đất đai. Tuy nhiên, đây là phương án tối ưu nhất mà các bên cần tiến hành trước hết.
  • Trong quan hệ tranh chấp thừa kế thì thông thường các đương sự là những người có cùng máu mủ, ruột thịt với nhau hoặc ít nhiều đều biết nhau, vì vậy để giữ gìn tình cảm, tránh xung đột mà gây bất hòa thì các bên nên ngồi lại và tự thương lượng với nhau.
  • Khi tiến hành thương lượng, hòa giải phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Khởi kiện tại Tòa án.

Trường hợp đương sự không thể thỏa thuận, thương lượng với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 35, và căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có đất thừa kế.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện như sau:

  1. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình.
  2. Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải.
  3. Cuối cùng, nếu các đương sự vẫn không hòa giải được với nhau thì Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Phan Mạnh Thăng. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 29, 2020 at 07:02AM
Read More

Bị công ty cho nghỉ việc do thay đổi cơ cấu là một trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, nhiều công ty lợi dụng quy định này để hợp pháp hóa cho hành vi sa thải người lao động trái pháp luật. Khi đó, người lao động cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?

Cham dut hop dong lao dong
Công ty thay đổi cơ cấu tổ chức

Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 38 Bộ luật Lao động người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ):

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo (HĐLĐ) không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo (HĐLĐ) xác định thời hạn và quá nửa thời hạn (HĐLĐ) đối với người làm theo (HĐLĐ)theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
  • Do thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sát nhập…

Trong những trường hợp kể trên, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Thế nào là thay đổi cơ cấu tổ chức, công nghệ?

Theo quy định của Bộ luật lao động, thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ được hiểu là:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động,;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
  • Hoặc vì lý do kinh tế mà công ty thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, cắt giảm nhân sự.
cham dut hop dong trai luat
Xử lý người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Những lý do này phải dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó công ty phải tiến hành sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức để phục vụ cho mục tiêu tồn tại và phát triển.

Pháp luật lao động hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xác định như thế nào là thay đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức, công nghệ dẫn tới việc doanh nghiệp mượn quy định này để thực hiện đơn phương chấm dứt (HĐLĐ).

Các chính sách người lao động được hưởng khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức.

Khi bị công ty cho nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và chính sách như:

  • Được ưu tiên đào tạo lại người lao động khi có công việc mới;
  • Khi (HĐLĐ) chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công ty phải trợ cấp cho người lao động những khoản chi phí quy định tại Bộ Luật lao động.

Cách giải quyết khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Trong trường hợp người lao động phát hiện công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức mà vì một lý do khác trái với quy định pháp luật như cho nghỉ việc trước thời hạn báo trước. Người lao động có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu tòa án giải quyết.

Khoi kien vu an dan su
Yêu cầu Tòa án giải quyết khi chấm dứt hợp đồng sai luật

Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự:

1. Nộp đơn khởi kiện

2. Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;

3. Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm;

4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Những yêu cầu mà người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thể thể nhờ tòa án giải quyết:

  • Yêu cầu người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, bảo hiểm xã hội những ngày người lao động không làm việc cộng với hai tháng tiền lương trong hợp đồng.
  • Trường hợp không muốn quay lại làm việc, người lao động có thể yêu cầu tòa án yêu cầu người sử dụng lao động trả lương, bảo hiểm xã hội những ngày người lao động không làm việc cộng với hai tháng tiền lương trong hợp đồng cùng với trợ cấp thôi việc theo quy định.

Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn cách giải quyết đối với trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Bị công ty cho nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu bạn cần làm gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 28, 2020 at 07:00AM
Read More

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn hiện nay rất phổ biến trong xã hội. Khi không thể trả bằng tiền thì người vay mượn thực hiện nghĩa vụ bằng cấn trừ đất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Trình tự thủ tục thực hiện cấn trừ đất như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.

thu tuc can tru dat
Mượn tiền không trả có được cấn trừ đất hay không?

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là gì?

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là hình thức đảm bảo tài sản trong giao dịch vay tài sản. Người vay khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn hoặc không có khả năng trả bằng tiền thì lấy tài sản khác (đất) để hoàn thành nghĩa vụ.

Trao quyền sử dụng đất cho người vay chỉ khi bên cho vay không còn bất cứ tài sản để trả nợ thì mới xem xét đến việc cấn trừ đất trả tiền.

Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ.

Quy định pháp luật về hợp đồng vay mượn tài sản

vay tien khong tra bi can tru dat
Nghĩa vụ vay tiền người khác được thực hiện theo hợp đồng

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có trong thỏa thuận.

Khi giao kết hợp đồng vay mượn tiền, nếu việc lấy đất để cấn trừ tiền được quy định cụ thể trong hợp đồng thì bên cho vay có quyền thực hiện. 

Nghĩa vụ thực hiện thanh toán hợp đồng

  • Bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn.
  • Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định.
  • Trường hợp không có tiền để thực hiện thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án cấp quận (huyện) nơi bên vay đang cư trú.
  • Trong trường hợp khi thi hành án, người phải thi hành án không còn tài sản (tiền) thì Cơ quan thi hành án sẽ lấy đất để bảo đảm việc thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ

  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
  • Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
  • Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
  • Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  • Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Trình tự thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn

can tru dat
Thẩm quyền giải quyền tranh chấp của Tòa án
  1. Khởi kiện ra Tòa

Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận (huyện) nơi người vay mượn cư trú.

Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, có quyền yêu cầu Tòa án thanh lý tài sản là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2. Thụ lý đơn

3. Nộp tạm ứng án phí

4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

5. Mở phiên tòa xét xử

Bài viết trên cung cấp thông tin pháp lý về việc cấn trừ đất khi thực hiện vay tiền nhưng không có khả năng trả, giúp người đọc biết thêm quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc các yêu cầu pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 27, 2020 at 01:00PM
Read More

Cho thuê mặt bằng kinh doanh là hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay và giữa các bên bị ràng buộc bằng hợp đồng. Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn thường xảy ra mâu thuẫn về quyền và lợi ích. Vậy khi phát sinh tranh chấp ai sẽ là người giải quyết? Cách thức giải quyết như thế nào và pháp luật quy định ra sao về trường hợp tranh chấp hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc.

tranh chap mat bang kinh doanh
Cho thuê mặt bằng kinh doanh đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống

Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là gì?

Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh được xem là hợp đồng thuê tài sản theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015. Đó là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho thuê giao mặt bằng cho bên thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc mục đích khác trong một thời hạn, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Các bên trong hợp đồng phải đảm bảo ký kết hợp đồng theo mẫu hợp đồng, thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết cũng như trong phụ lục hợp đồng và tuân thủ các nguyên tắc hợp đồng đã giao kết. 

Đối tượng và điều kiện của hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

Đối tượng

Đối tượng của hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là bất động sản. Theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015, bất động sản bao gồm:

  • Đất đai: kiot,
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai: nhà ở thương mại, chung cư, cao ốc,…
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện

Đối với mặt bằng được đưa vào kinh doanh (nhà, công trình xây dựng) thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014:

  • Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Giai quyet tranh chap hop dong cho thue mat bang kinh doanh
Các bên đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhau khi thực hiện hợp đồng

Thuê mặt bằng kinh doanh rất dễ phát sinh tranh chấp. Thông thường những tranh chấp xảy ra liên quan đến vi phạm hợp đồng vì cơ bản hợp đồng là phương thức giao dịch của hai bên. Để hạn chế tranh chấp, các bên trong hợp đồng cần hiểu rõ quyền và lợi ích của mình.

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

  • Yêu cầu bên thuê nhận mặt bằng theo thời hạn, thanh toán đủ tiền, bảo quản, sử dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi của bên thuê gây ra.
  • Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê;
  • Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ nhà lấy lại mặt bằng kinh doanh;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê

  • Có quyền cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý.
  • Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên, tuy nhiên phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
  • Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp cho thuê mặt bằng kinh doanh

tham quyen cua toa an
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh tranh chấp các bên nên tự tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng cách lượng lượng, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Theo đó trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:

  1. Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
  2. Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
  3. Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
  4. Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
  5. Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có bất cứ yêu cầu tư vấn liên quan đến pháp lý vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 27, 2020 at 10:00AM
Read More

Kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được pháp luật Việt Nam xử lý hay không trong khi người nước ngoài thực hiện hành vi trái pháp luật diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

vay tien cua nguoi nuoc ngoai
Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được hay không?

Quy định pháp luật về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài

doi tien nguoi nuoc ngoai
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam là tranh chấp xảy ra liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là giao dịch trong đó có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giao dịch được xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt tại nước ngoài; là công dân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Luật áp dụng đối với quan hệ này được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

Trường hợp các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

Hợp đồng vay mượn tài sản của người nước ngoài

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau: định cư lâu dài hoặc kết hôn với người Việt Nam. Quá trình sinh sống lâu dài nên tranh chấp xảy ra liên quan đến đất đai, hôn nhân, tài sản…

Người nước ngoài vay tiền người nước ngoài tại Việt Nam thể hiện bằng hình thức hợp đồng hoặc lời nói. Khi xác lập quan hệ giao dịch với người khác, người nước ngoài do bất đồng về ngôn ngữ, không nắm rõ quy định pháp luật nên dễ dẫn đến tình trạng bị lừa gạt.

Người nước ngoài cho người khác vay tiền nhưng khi đòi không trả được xem là hành vi lừa đảo và vi phạm hợp đồng. Đây là hành vi của người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên pháp luật Việt Nam điều chỉnh và xử lý chặt chẽ.

Thủ tục khởi kiện đòi tiền của người nước ngoài tại Việt Nam

vay tien nguoi nuoc ngoai
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi có phát sinh tranh chấp, các bên cần áp dụng biện pháp hòa giải, thỏa thuận hoặc thương lượng để hạn chế chi phí tại Tòa, tiết kiệm được thời gian.

Tuy nhiên không phải mọi cuộc đàm phán đều thành công nên không tránh khỏi việc hai bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện đòi tiền bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng vay tài sản)
  • Hợp đồng ủy  quyền giữa các bên
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (có công chứng hoặc chứng thực)

Trình tự thủ tục

Thủ tục thực hiện:

  1. Nộp Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  2. Thụ lý đơn

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo.

Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.

3. Nộp tạm ứng án phí

Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

5. Mở phiên tòa xét xử

Trên đây là nội dung bài viết quy định về giao dịch dân sự liên quan đến người nước ngoài và cách thức giải quyết cho người nước ngoài khi bị giựt tiền tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hay các yêu cầu pháp lý khác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Người nước ngoài kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



February 27, 2020 at 07:00AM
Read More

Dịch bệnh corona đang phát triển và có sự lây lan toàn cầu. Loại dịch bệnh này đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh, vui chơi, giải trí của mọi người. Tuy nhiên vì dịch bệnh corona mà là nguyên nhân nghỉ việc thì có được hay không? Pháp luật lao động quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc.

cham dut hop dong
Corona (2019-nCoV) đại dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ trên thế giới

Dịch bệnh corona là gì?

Dịch bệnh corona ( Corona virus– 2019 nCoV)  là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. 2019-nCoV chưa từng được phát hiện trước khi bùng phát bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Việt Nam đã tiếp nhận nhiều trường hợp có người nghi nhiễm căn bệnh này. Tính đến thời điểm (23/2), Việt Nam đã có 16 người bệnh corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 11 trường hợp, 15 trường hợp đã khỏi bệnh.

Đứng trước một đại dịch toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm hao hụt, trì trệ nền sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các lễ hội, văn hóa của con người cũng bị hạn chế. Sở giáo dục TpHCM và các tỉnh thành và vùng miền cũng đã cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học để ngăn ngừa dịch bệnh.

Chính vì tâm lý lo sợ căn bệnh có thể lây lan, nhiều người lao động và người sử dụng lao động đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

thoi viec vi corona
Chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật lao động, cụ thể tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khi:

  • Có sự đồng ý và thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.
  • Hợp đồng chấm dứt khi có sự kiện biến pháp lý xảy ra (đương nhiên chấm dứt).
  • Hợp đồng lao động chấm dứt dựa vào ý chí của một trong các bên trong hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng trái luật.

Đối với người sử dụng lao động

Cho nhân viên thôi việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:

  • Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  •  Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
  • Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động 2019.

Đối với người lao động

Căn cứ Điều 40 Bộ luật lao động 2019, việc chấm dứt hợp đồng không tuân thủ theo quy định của pháp luật của người lao động mang đến những hậu quả pháp lý như sau:

  • Không được hưởng trợ cấp làm việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019.
  • Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo  hợp đồng.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.

Người sử dụng lao động khi thực hiện chấm dứt hợp đồng không cần phải thông báo cho người sử dụng lao động khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.

Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh corona có được không?

cham dut hop dong vi corona
Phòng tránh corona đúng cách đảm bảo sức khỏe làm việc

Đối với người sử dụng lao động

Corona là một dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, hậu quả nghiêm trọng là đe dọa đến tính mạng con người. Đây được xem là một sự kiện bất khả kháng thuộc một trong những trường hợp đơn phương chấm dứt (HĐLĐ) của người sử dụng lao động quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019.

Trong trường hợp dịch bệnh phát triển, người sử dụng lao động cần cho nhân viên nghỉ việc để ngăn chặn dịch bệnh và được hưởng lương cơ bản theo hợp đồng.

Tuy nhiên người sử dụng lao động chỉ được phép chấm dứt (HĐLĐ) khi có trường hợp nhiễm bệnh, cần cách ly. Còn đối với trường hợp chưa phát hiện người lao động có dấu hiệu bệnh, đang trong tình trạng sức khỏe bình thường mà chấm dứt (HĐLĐ) thì đây là hành vi trái luật và phải gánh chịu hậu quả pháp lý nặng nề.

Đối với người lao động

Luật lao động ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Chính vì vậy, khi có nhu cầu nghỉ việc thì người lao động chỉ cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thông báo trước với người lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019.

Bộ y tế khuyến cáo các cách phòng chống dịch như rửa tay để diệt khuẩn, đeo khẩu trang khi làm việc,… thì sức khỏe của người lao động sẽ được đảm bảo mà không cần phải sợ hãi trước loại dịch bệnh này mà chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Bài viết trên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như quy định pháp luật lao động về trường hợp chấm dứt hợp đồng. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên hoặc có bất kì yêu cầu tư vấn pháp lý khác. Vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh Corona có được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 26, 2020 at 01:00PM
Read More

Mua bán đất đứng tên hộ gia đình phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Hình  thức mua bán này rất dễ phát sinh ra tranh chấp vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người đồng sở hữu. Vậy làm thế nào để việc mua bán diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề trên cho bạn đọc.

dat dung ten ho gia dinh
Mua bán đất đứng tên hộ gia đình phải đảm bảo được quyền và lợi ích của các thành viên

Đất đứng tên hộ gia đình là gì?

Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đang sống  chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Khi thực hiện các quyền chuyển giao, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế,… đều được xác định là đồng chủ sở hữu, có quyền và lợi ích tương đương nhau.

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình

Việc sở hữu tài sản chung của các thành viên hộ gia đình được pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích thỏa đáng cho họ tránh xảy ra tranh chấp trong gia đình. Căn cứ tại Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015, tài sản chung của hộ gia đình được quy định như sau:

  • Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của giai đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Khi thực hiện việc chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của những ai?

mua ban dat dung ten ho gia dinh
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

Khi thực hiện thủ tục sang tên đất đứng tên hộ gia đình cho cá nhân cần có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ.

Việc xác định ai là người thuộc quyền sở hữu chung trên được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất được cấp giấy và vợ hoặc chồng của những người đó (đã đăng ký kết hôn) đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng.

Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng,văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình

mua ban dat dung ten ho gia dinh
Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai là thủ tục bắt buộc

Đất thổ cư là loại đất thường được sử dụng trong giao dịch chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình. Mảnh đất đó thông thường do bố mẹ đứng tên và để lại thừa kế cho các con, cháu của mình.

Thành phần hồ sơ

Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu) ;
  • Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất);
  • Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại;
  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục

Thủ tục được thực hiện như sau:

  1. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  2. Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.

Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài.  

Nội dung bài viết trên đây cung cấp đến thông tin cần thiết cho bạn đọc, nếu có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc có yêu cầu tư vấn pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Tư vấn thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 26, 2020 at 10:00AM
Read More

My maps