Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật

No Comments

Quy trình xử lý kỷ luật lao động được thực hiện khi người lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nội quy lao động. Trong một số trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động và phải thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy trình được quy định trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành. Đây là hình thức nhằm thể hiện tính răn đe, để nhân viên phải tự nhìn nhận và chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân mình.

trinh tu xu ly ky luat lao dong
Phải đảm bảo quy trình kỷ luật lao động theo đúng thủ tục pháp luật quy định

Về hình thức xử lý kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012 bao gồm:

  • Khiển trách: áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
  • Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc cách chức: áp dụng với người lao động đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.
  • Hình thức xử lý kỷ luật sa thải: là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng khi thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động.

Về nguyên tắc chung

Căn cứ vào Điều 123 và Điều 128 Bộ luật lao động 2012, việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
  • Không được xử lý kỷ luật bằng hình thức phạt tiền, cắt lương hay có hành vi lợi dụng việc xử lý kỷ luật lao động để xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của người lao động vi phạm.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm của người lao động.
  • Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Về quy trình xử lý

lap bien ban xu ly ky luat
Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản

Trước hết, việc xử lý kỷ luật lao động cần phải đảm bảo quy định sau:

  • Người sử dụng lao động PHẢI CHỨNG MINH ĐƯỢC LỖI của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG tại cơ sở;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được LẬP THÀNH BIÊN BẢN.

Thành phần tham gia cuộc họp:

  • Người sử dụng lao động hoặc người được NSDLĐ ủy quyền là người chủ trì;
  • Tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở (ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị);
  • Người lao động;
  • Cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động – nếu người lao động là người dưới 18 tuổi về việc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
  • Người làm chứng, người bảo vệ cho người lao động, những người khác di NSDLĐ quyết định (nếu có) ….

Cơ sở pháp lý để tiến hành kỷ luật:

  • Điều lệ doanh nghiệp, quy chế hoạt động của công ty
  • Nội quy lao động,
  • Bộ luật lao động và các văn bản liên quan,
  • Biên bản vi phạm, …

Theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Quy trình xử lý kỷ luật lao động thực hiện như sau:

  1. Xác nhận hành vi vi phạm: Phải lập biên bản ghi nhận việc vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm người sử dụng lao động phát hiện người lao động hành vi vi phạm kỷ luật, nội quy lao động.
  2. Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:
  3. Thông báo cho những thành phần nêu trên về việc tham gia cuộc họp;
  4. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
  5. Thành viên xác nhận tham dự cuộc họp:
  6. Đối tượng được mời tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật phải có phản hồi, xác nhận về việc có tham dự cuộc họp hay không trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
  7. Nếu các chủ thể trên không xác nhận tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật, hoặc có xác nhận về việc không tham dự cuộc họp nhưng không có lý do chính đáng, hoặc trường hợp cố tình không đến tham dự cuộc họp dù trước đó đã xác nhận về việc sẽ có mặt tại cuộc họp thì vẫn sẽ tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động như nội dung đã thông báo.
  8. Tiến hành cuộc họp:
  9. Cuộc họp xử lý kỷ luật được tiến hành theo nội dung đã thông báo
  10. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chứng minh lỗi của người lao động.
  11. Người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác tham gia bào chữa, giải thích về hành vi vi phạm của mình.
  12. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
  13. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.
  14. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
  15. Quyết định xử lý kỷ luật:
  16. Trên cơ sở biên bản cuộc họp đã được thông qua, người sử dụng lao động phải ra quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
  17. Quyết định xử phạt này sẽ được gửi tới các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được xác định ở trên.

Nếu người sử dụng lao động chỉ được biết, và phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động sau khi hành vi đó đã hoàn thành, thì trường hợp này:

  • Người sử dụng lao động không lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm.
  • Nếu có đầy đủ căn cứ chứng minh về vấn đề lỗi của người lao động và vụ việc vẫn đang nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật cho những tổ chức, cá nhân có liên quan nêu trên.

Quyền khiếu nại

Khi bị xử lý kỷ luật lao động, nếu có căn cứ cho rằng quyết định xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì người lao động có quyền thực hiện việc khiếu nại hoặc gửi đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Khi có tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua hòa giải, tuy nhiên nếu thuộc trường hợp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người bị xâm phạm quyền lợi có thể trực tiếp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án giải quyết xét xử. (Điều 201 Bộ luật lao động 2012).

lam gi khi xu ly ky luat sai quy dinh
Khi lợi ích bị xâm phạm thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện

Trên đây là bài viết tư vấn luật lao động về quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định của bộ luật lao động hiện hành. Quý ban đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



May 02, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps