Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

No Comments

Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được đương sự soạn thảo nhằm mục đích yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết nhu cầu cấp bách của mình, bảo toàn tình trạng tài sản hoặc bảo đảm thi hành án. Chi tiết mời quý độc giả theo dõi nội dung dưới bài viết này.

huong dan viet don yeu cau ap dung bien phap khan cap tam thoi
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó trong quá trình giải quyết vụ án các bên liên quan có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập, phong tỏa, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau. Các biện pháp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Để áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cần đáp ứng các điều kiện luật định, tránh những tình huống xâm phạm đến quyền, lợi với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba

>> Tham khảo về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể

  • Nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án;
  • Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm ;
  • Người yêu cầu xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án;
  • Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tình huống khẩn cấp thì Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu;
  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

mau don yeu cau ap dung bien phap khan cap tam thoi
Thủ tục áp dụng biện pháp tạm thời được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng tố tụng dân sự 2015, mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Mẫu đơn yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

cach viet don yeu cau ap dung bien phap khan cap tam thoi
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Mẫu đơn yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải đảm bảo các nội dung tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tuy nhiên có một số thay đổi, cụ thể

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Nêu rõ biện pháp tạm thời đang áp dụng là gì, theo Quyết định số, ngày, của…;
  • Trình bày lý do yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Yêu cầu tòa án Nhân dân quận ( huyện ) hủy bỏ  biện pháp khẩn cấp tạm thời đang áp dụng.

Nếu như quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không hợp lý và xâm phạm đến quyền, lợi ích của đương sự thì họ có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án.

Tham khảo thủ tục khiếu nại: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết tại tòa

>> Tham khảo thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Thủ tục ngăn chặn tẩu tán nhà đất do đang có tranh chấp

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu quý độc giả có thắc mắc liên quan đến quá trình soạn thảo đơn hoặc làm hồ sơ liên quan, vui lòng liên hệ hotline để được luật sư giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 23, 2020 at 07:00AM

0 nhận xét

Đăng nhận xét

My maps