Mẫu đơn khởi kiện giật hụi đảm bảo đầy đủ nội dung và chính xác về mặt pháp lý sẽ được cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng giải quyết. Để biết được như thế nào là đúng quy định pháp luật, quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn này của Công ty Luật Long Phan PMT.
Nộp đơn khởi kiện giật hụi ở Tòa án nào?
Khởi kiện giật hụi thuộc tranh chấp về giao dịch dân sự theo quy định tại (khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) nên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Người khởi kiện đòi tiền giật hụi nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện.
Người khởi kiện có thể chọn tòa án nơi mình cư trú hoặc nơi sự việc xảy ra hoặc nơi ở của bị đơn, nơi bị đơn có tài sản… để nộp đơn khởi kiện theo quy định tại (Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Tuy nhiên, thông thường và tốt nhất là chọn tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc có tài sản để khởi kiện.
Các nội dung của đơn khởi kiện giật hụi
Các nội dung của đơn khởi kiện giật hụi phải cơ bản đáp ứng được các nội dung theo quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân,số điện thoại
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân, số điện thoại
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân. Trường hợp không rõ nơi cư trú thì ghi địa chỉ nơi cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, số điện thoại.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm: trình bày diễn biến quá trình bị giật hụi (diễn biến theo trình tự thời gian)
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện giật hụi
Bước 1: Đầu tiên phải có tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đòi tài sản được xác định tại (Điều 35 Bộ luật dân sự 2015). Nếu là toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào và địa chỉ của toà án đó.
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người khởi kiện); ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người bị kiện; người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
Bước 3: Trình bày nội dung khởi kiện: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến việc giật hụi thể hiện hành vi này là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản).
- Yêu cầu giải quyết (đòi lại tài sản, bồi thường thiệt hại (cả gốc và lãi),…
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người khởi kiện.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như chứng minh nhân dân, giấy tờ của việc chơi hụi,giấy xác nhận nợ, giấy tờ đòi nợ…
Hồ sơ khởi kiện giật hụi
Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
- Sổ hộ khẩu
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh: giấy ghi hụi,…
Khi chuẩn bị đơn khởi kiện đúng và hồ sơ đầy đủ, tòa án sẽ thụ lý đơn và tiến hành giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Tham khảo thủ tục khởi kiện giật hụi: thủ tục khởi kiện đòi tiền giật hụi
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến mẫu đơn khởi kiện giật hụi. Trong trường hợp quý bạn đọc còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có yêu cầu hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn từ pháp lý tranh chấp dân sự, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu đơn khởi kiện giật hụi
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
May 10, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét