Khi nhà nước tiến hành giải tỏa đất đai thì cũng đồng thời đưa ra các chính sách về việc đền bù diện tích đất được thu hồi. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp các thông tin tư vấn giải tỏa đất đai theo quy định của pháp luật dưới bài viết sau.
Quy định về giải tỏa đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013
Nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất
Căn cứ theo Điều 74 Luật đất đai 2013, nguyên tắc bồi thường khi nhà nước giải phóng mặt bằng được quy định như sau:
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường;
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi;
- Trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi.
Điều kiện để được bồi thường đất đai
Căn cứ theo Điều 75 Luật đất đai 2015, khi nhà nước thu hồi đất thì những chủ thể sau sẽ được bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện kèm theo, cụ thể:
Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường nếu:
- Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bồi thường nếu:
- Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.
Tổ chức được bồi thường nếu:
- Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
- Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.
Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Căn cứ theo Điều 69 Luật đất đai 2013, thủ tục thu hồi giải phóng mặt bằng được quy định như sau:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất:
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
- Người sử dụng đất phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc khảo sát, đo đạc để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thì Ủy ban nhân dân cấp xã thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và ban hành quyết định cưỡng chế.
Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3: UBND có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, trường hợp người có đất thu hồi không thực hiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Khiếu nại, khởi kiện việc giải tỏa đất đai
Khiếu nại, khởi kiện việc giải tỏa đất đai
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 204 Luật đất đai 2013, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Căn cứ theo các quy định tại Mục 2 Chương III Luật khiếu nại 2011, thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất được tiến hành như sau:
Bước 1: Khiếu nại lần đầu
- Người khiếu nại nộp đơn tại UBND cấp xã khi có căn cứ cho rằng quyết định thu hồi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo mẫu đơn khiếu nại được ban hành);
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại lần 2 đến người có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Khiếu nại lần hai
- Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Bước 3: Khởi kiện vụ án hành chính
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần hai không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Khởi kiện quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Xin lưu ý, việc khởi kiện quyết định hành chính chỉ nên thực hiện trong trường hợp xấu nhất, khi mà không còn cách nào để giải quyết vấn đề tranh chấp. Bởi vì, đối với tố tụng hành chính, dù cho người khởi kiện thắng kiện thì hệ quả pháp lý cuối cùng Tòa án cũng chỉ tuyên hủy quyết định đó và yêu cầu phía cơ quan có thẩm quyền ban hành một văn bản mới. Và nếu như cơ quan Nhà nước tiếp tục ban hành một văn bản khác không thỏa đáng, ta sẽ phải tiếp tục tốn thời gian cho việc khởi kiện lần nữa. Vì vậy, trước khi tiến hành khởi kiện, kính đề nghị quý khách hàng liên hệ trước Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn luật đất đai để trao đổi rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 204 Luật đất đai 2013, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Căn cứ theo điểm 1 Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là 01 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 và khoản 3, khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 thì TAND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Căn cứ theo các quy định tại chương IX Luật tố tụng hành chính 2015, quy trình tiến hành khởi kiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án
Hồ sơ gồm:
- Đơn khởi kiện
- Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
- Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);
- Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);
- Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.
Bước 2: Tòa án phê duyệt và thụ lý đơn khởi kiện
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Bước 3: Chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có)
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn thông tin liên quan đến giải tỏa đất đai theo quy định của pháp luật. Công ty Luật Long Phan PMT với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi tự tin trong việc xử lý mọi yêu cầu của khách hàng. Trường hợp cần được tư vấn pháp lý, xin quý khách vui lòng theo hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Tư vấn giải tỏa đất đai theo quy định của pháp luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
May 04, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét