Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

No Comments

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là loại giấy tờ bắt buộc trong việc chuyển nhượng cổ phần. Hiện nay theo quy định của pháp Luật đa số các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sẽ không cần phải thực hiện việc thay đổi giấy phép kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoàn chỉnh.

mau hop dong chuyen nhuong co phan
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần? Các loại cổ phần không được tự do chuyển nhượng?

Tìm hiểu qua những quy định về chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 ta có thể rút ra những diều sau :

  • Cổ phần có thể tự do chuyển nhượng và các hạn chế trên chỉ đặt ra với các đối tượng là cổ đông sáng lập ( trong thời hạn 3 năm theo Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014).
  • Cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết ( Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 ).
  • Một số trường hợp nếu điều lệ công ty quy định không được chuyển nhượng.

Lưu ý: Điều kiện về thời hạn ở trên không áp dụng với cổ phần mà cổ đông sáng lập có được sau khi đăng ký doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. ( Khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 ).

>> Tham khảo thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần
Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Thông tin các bên:

Nội dung hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Phương thức và thời hạn thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng.
  • Giải quyết tranh chấp.
  • Cam kết của hai bên.
  • Điều khoản thi hành.
  • Ký tên của các bên và xác nhận của bên đại diện của công ty.

Hướng dẫn viết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Thông tin các bên

  • Bao gồm các thông tin như tên bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, là cổ đông của công ty nào, địa chỉ, điện thoại,….
  • Yêu cầu phải điền thật chính xác các thông tin được yêu cầu trong hợp đồng chuyển nhượng.

Nội dung hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng:

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin của cổ phần được yêu cầu ( Tên cổ phần, tổ chức phát hành, loại cổ phần, mệnh giá, số lượng, giá chuyển nhượng, tổng giá trị giao dịch ).

Lưu ý: Các thông tin về giá trị ghi bằng số và  cả bằng chữ.

  • Phương thức và thời hạn thanh toán:

Tổng số tiền sẽ được thanh toán theo phương thức nào ( vd: tiền mặt, chuyển khoản, các phương thức khác,…. )

Thời hạn thanh toán ghi cụ thể ngày, tháng, năm, nếu có đặt cọc thì cần ghi rõ là đặt cọc bao nhiêu % và khi nào thanh toán đủ toàn bộ.

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng theo thỏa thuận trong Hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại thì phải hoàn trả phần giá trị đã thanh toán, bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:

Bên nhận chuyển nhượng sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn phần giá trị chuyển nhượng

Bên nhận chuyển nhượng sẽ có quyền sở hữu số cổ phần quy định trong hợp đồng này, đồng thời hưởng mọi quyền lợi phát sinh cũng như các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty kể từ ngày được chấp thuận và hoàn tất thủ tục chuyển tên cổ đông.

  • Giải quyết tranh chấp:

Tranh chấp nên được ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, yêu cầu Tòa án giả quyết chỉ nên đặt ra khi các bên không thể đi đến thỏa thuận thống nhất.

  • Cam kết của hai bên.

Cam kết những thông tin về nhân thân, cổ phần chuyển nhượng đã ghi là đúng sự thật.

Cổ phần chuyển nhượng không có tranh chấp, không có vấn đề phát sinh.

Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

Đã xem xét kỹ, biết rõ về cổ phần nhận chuyển nhượng nêu trên và giấy tờ pháp lý liên quan. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Điều khoản thi hành.

Các bên đã hiểu rõ quyền và lợi ích phát sinh, nếu có bổ sung điều khoản thì sẽ cùng bàn bạc, bổ sung.

Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào ghi chính xác, cụ thể.

Lưu ý:

Các bên khi chỉ thực hiện việc đổi giấy phép kinh doanh khi chuyển nhượng vốn góp trong hai trường hợp sau:

  • Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài.
  • Thay đổi cổ đông sáng lập do không góp đủ vốn.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung về chuyển nhượng cổ phần cũng như cách viết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề cần tư vấn doanh nghiệp, hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 01, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps