Mẫu giấy ủy quyền của cá nhân được sử dụng đa dạng các giao dịch dân sự, từ ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cho đến việc giải quyết tai nạn giao thông hoặc ký thay Giám đốc. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết giấy ủy quyền bởi cá nhân với cá nhân, tổ chức khác.
Giấy ủy quyền cá nhân gồm những nội dung gì?
Thông thường, giấy ủy quyền (thư ủy quyền) gồm những nội dung chính sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Ngày, tháng năm thực hiện ủy quyền
- Tên văn bản kèm số hiệu văn bản (nếu có)
- Căn cứ pháp lý
- Thông tin người các bên (bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền), bao gồm: Họ tên, CMND/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại.
- Nội dung ủy quyền, bao gồm: phạm vi công việc được ủy quyền và thời hạn ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Cam kết của các bên
- Chữ ký của các bên
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cách viết ủy quyền cá nhân
- Quốc hiệu, tiêu ngữ là phần bắt buộc của mẫu giấy, được ghi tại phía trên chính giữa văn bản
- Ngày, tháng, năm: Ghi rõ thời gian làm giấy ủy quyền
- Tên văn bản: Viết in hoa tên văn bản. Ví dụ:
GIẤY ỦY QUYỀN (hoặc THƯ ỦY QUYỀN)
- Căn cứ pháp lý: Mục này ghi căn cứ quy định pháp luật hiện hành về việc ủy quyền, nhằm làm cơ sở cho việc ủy quyền cũng như giải quyết tranh chấp (nếu có). Ví dụ:
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành;
- Thông tin liên hệ: Ghi rõ thông tin liên lạc của các bên (họ tên, số CMND/ căn cước công dân. địa chỉ liên hệ, số điện thoại)
- Nội dung ủy quyền: Tại đây ghi rõ phạm vi công việc được ủy quyền (làm tờ khai, nhận lương, dịch thuật, nhận bhxh thay, v.v)
- Thời hạn ủy quyền trong bao lâu.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Do các bên thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định pháp luật. Tại đây ghi rõ quyền hạn, những việc mà mỗi bên được làm và không được làm.
- Chữ ký của các bên: Ký và ghi rõ họ tên.
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Là chứng thực chữ ký của chính quyền địa phương, Phòng chông chứng, Đại sứ quán, v.v.
Các lưu ý
Hình thức
- Giấy ủy quyền phải được lập thành văn bản,
- Có đủ chữ ký các bên, và
- Văn bản phải được công chứng, chứng thực tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức hành nghề công chứng, trừ một số trường hợp như:
- Ủy quyền đăng ký hộ tịch (trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ của người được ủy quyền) (Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP)
Nội dung
Nội dung ủy quyền do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.
Các trường hợp sau không được ủy quyền:
- Đăng ký kết hôn (Quyết định 3814/QĐ-BTP)
- Yêu cầu ly hôn tại Tòa án (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (Khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
- Công chứng di chúc (Điều 56 Luật Công chứng 2014);
- UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền (khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)
- Người được ủy quyền có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền trong cùng vụ việc dân sự (điểm a khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Lưu ý:
Trường hợp ủy quyền với việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cần có hợp đồng công chứng, chứng thực và văn bản ủy quyền hợp lệ. Mục đích là tránh xảy ra tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Quý khách nên nhờ luật sư rà soát hợp đồng và giấy ủy quyền để an tâm trong giao dịch.
>> Tham khảo thêm: CÁC LƯU Ý KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN
CHỒNG BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN VỢ KHÔNG BIẾT CÓ ĐÒI ĐƯỢC KHÔNG?
CÁC LƯU Ý KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN
Như vậy, chúng tôi đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến việc soạn thảo văn bản ủy quyền cho cá nhân. Nếu Quý khách còn băn khoăn liên quan đến vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
Bài viết nói về: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
May 31, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét