Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở

No Comments

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thể quản lý được hoạt động sửa chữa nhà ở vì nó không chỉ ảnh hưởng đến chủ hộ mà còn có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc biết về cách viết mẫu đơn xin sữa chửa nhà ở.

mau don xin sua chua nha o
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở

Các trường hợp sửa nhà cần hoặc không cần giấy phép.

sua chua nha o
Trường hợp khi sửa nhà cần xin giấy phép

Khi xem xét ta có thể thấy sửa chữa nhà là một hoạt động không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chủ  hộ có dự định này mà có thể còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đặt biệt là với người dân sống và sinh hoạt xung quanh đó.

Vì thế việc xin phép sửa chữa nhà là quy định mà nhà nước ta đặt ra để quản lý việc sửa chữa không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến xung quanh nhưng vẫn có một số trường hợp sửa chữa nhà sẽ không cần xin giấy phép cụ thể được quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, không ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở

Theo Thông tư 15/2016/TT-BXD thì nội dung của mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở bao gồm:

  • Thông tin về chủ đầu tư
  • Thông tin công trình
  • Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế
  • Dự kiến thời gian hoàn thành công trình
  • Cam kết
  • Tài liệu kèm theo

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà.

  • Các phần nội dung có trong

Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ), người đại diện, chức vụ, địa chỉ liên hệ,…

  • Thông tin công trình

Địa Điểm xây dựng, thông tin về lô đất.

Tổng diện tích sàn ( ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum )

Chiều cao công trình  (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

Số tầng (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

  • Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế

Tên đơn vị thiết kế, chứng chỉ hành nghề, thông tin về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có ),..

  • Dự kiến thời gian hoàn thành công trình

Thời hạn tính theo tháng.

  • Cam kết

Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Tài liệu kèm theo

Các bản vẽ hiện trạng bộ phận, hạng mục công trinh được cải tạo.

Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền quản lý, sử dụng nhà ở.

Thụ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở.

mau don xin sua chua nha o
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở

Quy trình xin giấy phép sửa chữa sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 TT15/2016/TT-BXD bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi có nhà cần sửa chữa

Theo Điều 102 Luật Xây dựng 2014

Cơ quan có thẩm quyền khi nhận được phải xem xét giấy tờ nếu không hợp lệ sẽ phải thông báo cho chủ hồ sơ bằng văn bản ( chủ hồ sơ sẽ được 2 lần bổ sung ).

Nếu xét thấy giấy tờ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn Luật quy định ( cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thêm thời gian xem xét nhưng phải thông báo bằng văn bản cho chủ hồ sơ ).

  • Bước 3: Nhận hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ và thực hiện các yêu cầu về lệ phí.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung về đơn xin sửa chữa nhà ở cũng như cách viết một mẫu đơn xin sửa chữa nhà. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề trong việc thực hiện các thủ tục khiếu nại, khởi kiện về hành chính, đất đai, lao động hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 23, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps