Mẫu đơn đề nghị đo lại diện tích đất được quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Đây là giấy tờ pháp lý cần có trong việc xin “tách thửa”, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Kính mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để trang bị cách viết một lá đơn đúng chuẩn.
Nội dung mẫu đơn
Theo đó, khi làm đơn đề nghị xác định lại ranh giới đất cần chú ý ghi rõ các thông tin sau:
- Trình bày hiện trạng đất như thế nào;
- Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất;
- Lý do làm đơn (thường có hai lý do là giải quyết tranh chấp đất đai hoặc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chú ý ghi rõ thông tin của thửa đất (vị trí, thửa nào, bản đồ nào);
- Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình.
Hồ sơ nộp kèm theo đơn
Đối với trường hợp tách thửa, quý khách hàng cần chuẩn bị một số giấy tờ kèm theo được quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
- Đơn đề nghị tách thửa;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
- Bản sao y các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất đã ký kết;
- Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…);
- Văn bản ủy quyền, giấy tờ tùy thân người được ủy quyền.
Một số vấn đề cần lưu ý
Nộp đơn ở đâu ?
Đối với trường hợp đề nghị tách thửa, Quý khách có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chi tiết xem tại: Thủ tục tách thửa đất, sổ đỏ cá nhân khi mua bán đất
Đối với trường hợp xin XÁC NHẬN ranh giới đất, người làm đơn phải nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện. (Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
- Chi tiết xem tại: Thủ tục xác định ranh đất khi tranh chấp không có giấy tờ
Phí, lệ phí đo đạc
Khi người có yêu cầu đo đạc thửa đất thì mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án.
Số tiền đo đạc đất đai khi người dân làm các thủ tục hành chính phụ thuộc vào bảng giá của từng địa phương và diện tích đất cần đo đạc. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
Cụ thể, tại mục 1 và 2 Phụ lục 8 (ban hành kèm Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân TP.HCM), lệ phí đo đạc là 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu.
Mức thu này áp dụng với:
- Hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khi khai thác và sử dụng tài liệu đất đai (ngoài tư liệu đo đạc bản đồ: sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố.
Đối tượng được miễn thu (quy định tại mục 3 Phụ lục 8):
- Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp yêu cầu cung cấp thông tin đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và đất đai thuộc phạm vi quản lý.
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội yêu cầu cung cấp thông tin đất đai để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung về cách viết đơn xin đo lại diện tích đất. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu đơn đề nghị đo lại diện tích đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
May 13, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét