Đối với khái niệm hợp đồng giao khoán công việc ( hợp đồng khoán việc ) thì hiện nay các văn bản pháp luật về lao động hiện hành của nước ta không có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên trên thực tế thì loại hợp đồng này vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc biết cách viết một hợp đồng giao khoán thông thường.
Hợp đồng khoán việc được hiểu như thế nào?
Ta có thể hiểu một cách cơ bản hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) là
- Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc.
- Theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao.
- Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.
Lưu ý:
Về bản chất hợp đồng khoán việc không phải hợp đồng lao động, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động vì thế trường hợp này sẽ được điều chỉnh theo Pháp luật Dân sự.
Một hợp đồng khoán việc kí kết có nội dung theo Điều 23 Luật Lao động thì vẫn được xem là hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Lao động.
Mẫu hợp đồng khoán việc
- Thông tin của các bên ( bên giao khoán và bên nhận khoán ).
- Nội dung và tiến độ công việc.
- Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao.
- Quyền và nghĩa vụ của Bên giao khoán.
- Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận giao khoán.
- Điều khoản chung.
Lưu ý:
Các bên nên có những thỏa thuận cụ thể về BHXH, BHYT cũng như các vấn đề liên quan đến ngày nghỉ,… để tránh vướng mắc về sau.
Bên nhận giao khoán vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế ( cụ thể là thuế thu nhập cá nhân ) theo quy định Pháp luật.
Hướng dẫn hợp đồng khoán việc
- Thông tin của các bên:
Bên giao khoán và bên nhận khoán điền đầy đủ, chính xác thông tin các bên được đề cập trong hợp đồng.
- Nội dung và tiến độ công việc:
Về nội dung công việc ghi rõ ràng, cụ thể từng công việc thỏa thuận.
Về tiến độ công việc ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu cũng như hoàn thành công việc.
- Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao:
Thù lao cần được ghi rõ cả bằng số lẫn bằng chữ.
Tiến độ thanh toán nếu có chia thời điểm thanh toán cho từng công việc cụ thể thì phải ghi rõ khi hoàn thành phần công việc như thế nào sẽ được nhận thù lao là bao nhiêu.
- Quyền và nghĩa vụ của Bên giao khoán:
Đề cập rõ ràng quyền ( phải bên giao khoán có thể làm gì,…).
Đề cập nghĩa vụ ( bên giao khoán phải thực hiên công việc như thế nào, trách nhiệm như thế nào, được làm gì và không được phép làm gì, thời hạn thực hiện công việc như thế nào,…).
- Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận giao khoán:
Đề cập rõ ràng quyền ( phải bên nhận khoán có thể làm gì,…).
Đề cập nghĩa vụ ( bên nhận khoán phải thực hiên công việc như thế nào, làm gì và không được phép làm gì, thời hạn thực hiện công việc như thế nào,…).
- Điều khoản chung:
Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.
Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … và tự động thanh lý khi hai bên đã …..
Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung cơ bản về hợp đồng khoán việc cũng như cách viết mẫu hợp đồng này. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc, các tranh chấp về lao động hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng giao khoán công việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
June 01, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét