Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế

No Comments

Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế là văn bản quan trọng nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp thừa kế xảy ra. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung đơn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác. Bài viết dưới đây là nội dung hướng dẫn đơn khởi kiện chia thừa kế.

huong dan mau don khoi kien chia thua ke
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế phải đầy đủ nội dung và chính xác về mặt pháp lý
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN CHIA THỪA KẾ

Thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế

Căn cứ theo quy định (Điều 623 Bộ luật dân sự 2015) thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Chính vì vậy, khi có phát sinh tranh chấp thừa kế, người có quyền lợi bị xâm phạm cần làm đơn khởi kiện trong khoảng thời gian theo quy định để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

>> Bạn đọc tham khảo về thời hạn khởi kiện thừa kế qua bài viết: Khi nào được khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế

Nội dung đơn khởi kiện chia thừa kế

mau don khoi kien chia thua ke
Tranh chấp thừa kế là tranh chấp xảy ra thường xuyên trong xã hội hiện nay

Nội dung đơn khởi kiện chia thừa kế bao gồm những nội dung tương tự như một đơn khởi kiện thông thường được quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hơp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế

Bước 1: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ như: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …)

Bước 2: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết rất quan trọng nhằm tránh trường hợp bị trả lại đơn và đơn được giải quyết nhanh hơn.
  • Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại (khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Người khởi kiện cần ghi đúng tên tòa án giải quyết. Nếu là tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ tòa án nhân dân cấp tỉnh nào.

Bước 3: Ghi thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Cụ thể là:

  • Họ và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại

Bước 4: Nội dung khởi kiện

  • Trình bày lại sự việc dẫn đến tranh chấp thừa kế (tài sản thừa kế là gì, do ai để lại, có di chúc hay không, lý do dẫn đến tranh chấp,…)
  • Quyền lợi của người khởi kiện bị xâm phạm như thế nào

>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại

Bước 5: Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật)

Trong nhiều trường hợp, khi phát sinh tranh chấp thừa kế về di chúc người khởi kiện có quyền yêu cầu hủy bỏ di chúc.

>> Nếu gặp phải trường hợp này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc

Bước 6: Danh mục tài liệu chứng cứ

Hồ sơ khởi kiện chia thừa kế

cach viet don chia thua ke
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của người khởi kiện
  • Đơn khởi kiện
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có)
  • Hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng tặng cho (nếu có),…
  • Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.

 Sau khi có được một lá đơn khởi kiện hoàn chỉnh cùng hồ sơ giấy tờ liên quan, người khởi kiện đến nộp cho tòa án sẽ được tòa án tiếp nhận đơn và tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định của pháp luật.

>>> Tham khảo thủ tục khai di sản thừa kế: Thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc theo pháp luật

Trên đây là nội dung hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp quý bạn đọc cần sự hỗ trợ của luật sư trong việc soạn thảo đơn khởi kiện thừa kế hoặc tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế hoặc giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được giúp đỡ kịp thời và nhiệt tình nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 17, 2020 at 07:00AM

0 nhận xét

Đăng nhận xét

My maps