Mẫu đơn tố cáo cá nhân, tổ, chức, viên chức được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, chúng ta có thể làm đơn tố cáo, phản ánh gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây, công ty Luật Long Phan PMT cung cấp cho các bạn đọc một số mẫu đơn tố cáo phổ biến thường được sử dụng hiện nay.
Quy định về đơn tố cáo cá nhân, tổ chức mới nhất
Đối với từng hình thức tố cáo khác nhau thì sẽ có những quy định của pháp luật khác nhau điều chỉnh. Ví dụ như tố cáo công chức viên chức về các hành vi làm trái quy định của pháp luật sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Tố cáo 2018. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì thủ tục tố cáo tội phạm sẽ được điều chỉnh tại BLTTHS 2015.
Đơn tố cáo theo quy định của Luật tố cáo 2018
Căn cứ vào (Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018) thì “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Đây là quyền của công dân được pháp luật cho phép để kiểm soát, kiến nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức để kịp thời phát hiện, bảo vệ lợi ích nhà nước, cộng đồng.
Mẫu đơn tố cáo viên chức, công chức, đảng viên không có mẫu quy định sẵn nhưng khi trình bày đơn chúng ta cần đảm bảo những nội dung sau:
- Trình bày đúng chuẩn thể thức văn bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ và những thành phần chủ yếu khác cấu thành nên một văn bản gửi cơ quan nhà nước;
- Ngày tháng năm làm đơn;
- Cơ quan có tổ chức thẩm quyền giải quyết, xác minh đơn tố cáo xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 21 Luật Tố cáo 2018;
- Thông tin người tố cáo bao gồm họ tên, địa chỉ, CMND…;
- Thông tin người bị tố cáo gồm chức vụ, địa điểm làm việc, các thông tin khác có liên quan;
- Nội dung tố cáo;
- Những tài liệu chứng cứ chứng minh cho nội dung tố cáo;
- Người tố cáo ký tên
Đây là những nội dung cơ bản mà khi tố cáo hành vi vi phạm quy định pháp luật gây ảnh hưởng cho lợi ích nhà nước và cộng đồng theo quy định của Luật Tố cáo 2018.
Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự
Bên cạnh thủ tục tố cáo hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước, chúng ta cũng có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự như bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi phát hiện hành vi phạm tội để cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ, không bỏ lọt tội phạm.
Cũng như đơn tố cáo công chức, viên chức, đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng không có mẫu đơn hướng dẫn từ cơ quan nhà nước. Nội dung đơn cũng tương tự như đơn tố cáo công chức viên chức nhưng chỉ khác ở cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo.
Căn cứ Điều 144, Điều 145 BLTTHS 2015 thì cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo của công dân.
Hướng dẫn làm đơn tố cáo theo quy định của pháp luật
Có hình thức và nội dung tương đối giống nhau nên khi trình bày đơn tố cáo ở những trường hợp trên chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ngày tháng năm làm đơn là thời điểm chúng ta thực hiện đơn tố cáo;
- Cơ quan tiếp nhận và có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với công chức viên chức căn cứ theo quy định tại Điều 17-21 Luật tố cáo 2018. Đối với tố cáo hình sự thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra nơi có vụ việc xảy ra;
- Thông tin của người tố cáo về họ tên, địa chỉ, CMND và những thông tin khác có liên quan. Mọi thông tin liên quan đến người tố cáo đều được bảo mật theo quy định;
- Thông tin người bị tố cáo gồm địa chỉ, nơi làm việc, chức vụ (đối với tố cáo viên chức, công chức), thông tin khác có liên quan;
- Nội dung tố cáo hành vi gì, vi phạm quy định nào;
- Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết tố cáo;
- Đính kèm tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung tố cáo;
- Người tố cáo ký tên.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi liên quan đến nội dung làm đơn tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục tố cáo cá nhân, tổ chức
Trình tự thủ tục tố cáo được thực hiện khá đơn giản:
Bước 1: làm đơn tố cáo nộp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà chúng tôi đã hướng dẫn phía trên;
Bước 2: Cơ quan chức năng thụ lý và xác minh tố cáo;
Bước 3: Cơ quan chức năng ban hành quyết định giải quyết tố cáo
Trên đây là những hướng dẫn và thông tin cập nhất mới nhất mà Công ty Luật Long Phan PMT mang đến cho quý bạn đọc về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu đơn tố cáo cá nhân, tổ chức, viên chức
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
May 08, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét