Mẫu công văn là văn bản hành chính được sử dụng thường xuyên trong các tổ chức, doanh nghiệp. Đối với tổ chức, doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, thì công văn tiếng anh là phương tiện giao tiếp chính thức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu công văn tiếng anh và hướng dẫn bạn đọc soạn thảo công văn đúng quy định pháp luật.

huong dan mau cong van song ngu
Mẫu công văn song ngữ

Công văn tiếng anh là gì?

Công văn (official dispatch hoặc document) là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân, hoặc các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Mẫu công văn tiếng anh

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định Số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư, một văn bản hành chính phải có các nội dung chính sau:

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  • Số, ký hiệu của văn bản.
  • Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
  • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
  • Nội dung văn bản.
  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
  • Nơi nhận.

Hướng Dẫn nội dung một số mẫu công văn thông dụng

Công văn phúc đáp

Công văn phúc đáp là văn bản hành chính được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đặt ra cho chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác.

Công văn phúc đáp cần, giấy xác nhận có những nội dung sau:

  • Nội dung cần trả lời hoặc xác nhận các vấn đề được yêu cầu giải quyết.
  • Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý.
cong van duoc cac doanh nghiep su dung thuong xuyen
Công văn được sử dụng thường xuyên trong các tổ chức, doanh nghiệp

Công văn đề nghị

Công văn đề nghị là mẫu công văn đề nghị được cơ quan, doanh nghiệp lập ra và gửi tới cơ quan cấp trên để đề nghị một điều gì đó. Công văn đề nghị cần có những nội dung sau:

  • Nội dung cần đề nghị, kiến nghị;
  • Đề nghị thời hạn trả lời kiến nghị.

Công văn mời họp

Công văn thông báo, mời họp phải bao gồm những nội dung sau:

  • Nêu tóm tắt nội dung của buổi họp;
  • Thành phần tham dự;
  • Thời gian bắt đầu buổi họp;
  • Địa điểm.

Ngoài ra nếu có lưu ý về trang phục, tài liệu, giấy tờ cần mang theo thì ghi chú bên dưới.

Công văn giải thích

Công văn giải thích bao gồm những nội dung sau:

  • Nêu những chủ trương chính trong văn bản.
  • Giải thích những yêu cầu, đề nghị giải thích
  • Các biện pháp tổ chức thực hiện.
dich vu tu van soan thao cong van
Dịch vụ tư vấn soạn thảo công văn

Một số lưu ý khi soạn thảo công văn

Ngoài các nội dung chính như trên, cần bổ sung các nội dung sau vào công văn:

  • Phụ lục.
  • Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
  • Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
  • Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

Khi soạn thảo công văn song ngữ, cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Chỉ xoay quanh một chủ đề duy nhất, lời văn rõ ràng, thuần nhất.
  • Ngôn ngữ trong công văn cần ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với.
  • Lịch sự, nghiêm túc và có tính thuyết phục.
  • Tuân thủ theo đúng thể thức được quy định bởi phụ lục I và Điều 9 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

Nếu bạn đọc có nhu cầu soạn thảo công văn theo yêu cầu của doanh nghiệp, mời bạn đọc tham khảo chi tiết: Dịch vụ tư vấn hợp đồng

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn soạn thảo công văn tiếng anh. Qúy bạn đọc nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần tư vấn hỗ trợ soạn hợp đồng xin vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Mẫu công văn tiếng anh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là loại giấy tờ bắt buộc trong việc chuyển nhượng cổ phần. Hiện nay theo quy định của pháp Luật đa số các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sẽ không cần phải thực hiện việc thay đổi giấy phép kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoàn chỉnh.

mau hop dong chuyen nhuong co phan
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần? Các loại cổ phần không được tự do chuyển nhượng?

Tìm hiểu qua những quy định về chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 ta có thể rút ra những diều sau :

  • Cổ phần có thể tự do chuyển nhượng và các hạn chế trên chỉ đặt ra với các đối tượng là cổ đông sáng lập ( trong thời hạn 3 năm theo Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014).
  • Cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết ( Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 ).
  • Một số trường hợp nếu điều lệ công ty quy định không được chuyển nhượng.

Lưu ý: Điều kiện về thời hạn ở trên không áp dụng với cổ phần mà cổ đông sáng lập có được sau khi đăng ký doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. ( Khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 ).

>> Tham khảo thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần
Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Thông tin các bên:

Nội dung hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Phương thức và thời hạn thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng.
  • Giải quyết tranh chấp.
  • Cam kết của hai bên.
  • Điều khoản thi hành.
  • Ký tên của các bên và xác nhận của bên đại diện của công ty.

Hướng dẫn viết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Thông tin các bên

  • Bao gồm các thông tin như tên bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, là cổ đông của công ty nào, địa chỉ, điện thoại,….
  • Yêu cầu phải điền thật chính xác các thông tin được yêu cầu trong hợp đồng chuyển nhượng.

Nội dung hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng:

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin của cổ phần được yêu cầu ( Tên cổ phần, tổ chức phát hành, loại cổ phần, mệnh giá, số lượng, giá chuyển nhượng, tổng giá trị giao dịch ).

Lưu ý: Các thông tin về giá trị ghi bằng số và  cả bằng chữ.

  • Phương thức và thời hạn thanh toán:

Tổng số tiền sẽ được thanh toán theo phương thức nào ( vd: tiền mặt, chuyển khoản, các phương thức khác,…. )

Thời hạn thanh toán ghi cụ thể ngày, tháng, năm, nếu có đặt cọc thì cần ghi rõ là đặt cọc bao nhiêu % và khi nào thanh toán đủ toàn bộ.

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng theo thỏa thuận trong Hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại thì phải hoàn trả phần giá trị đã thanh toán, bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:

Bên nhận chuyển nhượng sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn phần giá trị chuyển nhượng

Bên nhận chuyển nhượng sẽ có quyền sở hữu số cổ phần quy định trong hợp đồng này, đồng thời hưởng mọi quyền lợi phát sinh cũng như các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty kể từ ngày được chấp thuận và hoàn tất thủ tục chuyển tên cổ đông.

  • Giải quyết tranh chấp:

Tranh chấp nên được ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, yêu cầu Tòa án giả quyết chỉ nên đặt ra khi các bên không thể đi đến thỏa thuận thống nhất.

  • Cam kết của hai bên.

Cam kết những thông tin về nhân thân, cổ phần chuyển nhượng đã ghi là đúng sự thật.

Cổ phần chuyển nhượng không có tranh chấp, không có vấn đề phát sinh.

Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

Đã xem xét kỹ, biết rõ về cổ phần nhận chuyển nhượng nêu trên và giấy tờ pháp lý liên quan. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Điều khoản thi hành.

Các bên đã hiểu rõ quyền và lợi ích phát sinh, nếu có bổ sung điều khoản thì sẽ cùng bàn bạc, bổ sung.

Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào ghi chính xác, cụ thể.

Lưu ý:

Các bên khi chỉ thực hiện việc đổi giấy phép kinh doanh khi chuyển nhượng vốn góp trong hai trường hợp sau:

  • Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài.
  • Thay đổi cổ đông sáng lập do không góp đủ vốn.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung về chuyển nhượng cổ phần cũng như cách viết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề cần tư vấn doanh nghiệp, hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Đối với khái niệm hợp đồng giao khoán công việc ( hợp đồng khoán việc ) thì hiện nay các văn bản pháp luật về lao động hiện hành của nước ta không có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên trên thực tế thì loại hợp đồng này vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc biết cách viết một hợp đồng giao khoán thông thường.

mau hop dong giao koan cong viec
Mẫu hợp đồng giao khoán công việc

 Hợp đồng khoán việc được hiểu như thế nào?

Ta có thể hiểu một cách cơ bản hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) là

  • Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc.
  • Theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao.
  • Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Lưu ý:

Về bản chất hợp đồng khoán việc không phải hợp đồng lao động, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động vì thế trường hợp này sẽ được điều chỉnh theo Pháp luật Dân sự.

Một hợp đồng khoán việc kí kết có nội dung theo Điều 23 Luật Lao động thì vẫn được xem là hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Lao động.

Mẫu hợp đồng khoán việc

  • Thông tin của các bên ( bên giao khoán và bên nhận khoán ).
  • Nội dung và tiến độ công việc.
  • Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên giao khoán.
  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận giao khoán.
  • Điều khoản chung.

Lưu ý:

Các bên nên có những thỏa thuận cụ thể về BHXH, BHYT cũng như các vấn đề liên quan đến ngày nghỉ,…  để tránh vướng mắc về sau.

Bên nhận giao khoán vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế ( cụ thể là thuế thu nhập cá nhân ) theo quy định Pháp luật.

Hướng dẫn hợp đồng khoán việc

  • Thông tin của các bên:

Bên giao khoán và bên nhận khoán điền đầy đủ, chính xác thông tin các bên được đề cập trong hợp đồng.

  • Nội dung và tiến độ công việc:  

Về nội dung công việc ghi rõ ràng, cụ thể từng công việc thỏa thuận.

Về tiến độ công việc ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu cũng như hoàn thành công việc.

  • Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao:

Thù lao cần được ghi rõ cả bằng số lẫn bằng chữ.

Tiến độ thanh toán nếu có chia thời điểm thanh toán cho từng công việc cụ thể thì phải ghi rõ khi hoàn thành phần công việc như thế nào sẽ được nhận thù lao là bao nhiêu.

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên giao khoán:

Đề cập rõ ràng quyền ( phải bên giao khoán có thể làm gì,…).

Đề cập nghĩa vụ ( bên giao khoán phải thực hiên công việc như thế nào, trách nhiệm như thế nào, được làm gì và không được phép làm gì, thời hạn thực hiện công việc như thế nào,…).

  • Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận giao khoán:

Đề cập rõ ràng quyền ( phải bên nhận khoán có thể làm gì,…).

Đề cập nghĩa vụ ( bên nhận khoán phải thực hiên công việc như thế nào, làm gì và không được phép làm gì, thời hạn thực hiện công việc như thế nào,…).

  • Điều khoản chung:

Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … và tự động thanh lý khi hai bên đã …..

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung cơ bản về hợp đồng khoán việc cũng như cách viết mẫu hợp đồng này. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc, các tranh chấp về lao động hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng giao khoán công việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Hiện tại pháp luật nước ta không có bất kì văn bản nào đề cập hoặc quy định về biên bản thanh lý hợp đồng. Thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và hiện tại đã hết hiệu lực. Nhưng ta vẫn có thể hiểu về thanh lý hợp đồng theo quy định trên. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết một mẫu biên bản thanh lý hợp đồng.

mau bien ban thanh ly hop dong
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là gì? Khi nào cần thanh lý hợp đồng?

Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 thì thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Tuy hiện nay Pháp luật không có quy định về thanh lý hợp đồng nhưng về cơ bản thì Pháp luật về Dân sự vẫn ưu tiên nguyên tắc tự do thỏa thuận, cam kết miễn là không trái với quy định Pháp luật. Vì thế vấn đề thanh lý hợp đồng hiện tại là do các bên đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi có xảy ra tranh chấp.

Từ đó ta có thể xác định được thời điểm thanh lý hợp đồng là thời điểm mà hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Thông tin các bên

Nội dung của biên bản

Đại diện 2 bên ký tên xác nhận

Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản thanh lý hợp đồng.

Thông tin các bên

Nội dung của biên bản:

Đối với các biên bản thanh lý hợp đồng đã hoàn tất 100% không còn nghĩa vụ.

  • Nội dung thanh lý hợp đồng

Hai bên xác nhận Bên A và Bên B đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình theo đúng Hợp Đồng và thanh lý Hợp Đồng;

Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của Bên A và Bên B trong việc thực hiện Hợp Đồng. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng nêu trên.

Thường được sử dụng cho các hợp đồng dân sự, thương mại, hợp đồng kinh tế,…

  • Điều khoản chung

 Hai Bên thống nhất ý chí rằng không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh đến Hợp Đồng cho đến ngày ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;

Biên bản thanh lý Hợp Đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng ; số: ……/……../……/20…… ký ngày …./…../……..

Biên bản thanh lý Hợp Đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.

Đối với các biên bản thanh lý hợp đồng vẫn còn các nghĩa vụ chưa thực hiện.

  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng:

 Nói về các căn cứ theo hợp đồng số bao nhiêu giữa các bên ký kết với nhau từ thời điểm nào nêu cụ thể……..

Các bên đã giải phóng cho nhau khỏi những quy định của hợp đồng số bao nhiêu…….

  • Nghĩa vụ đã hoàn thành của các bên

Bên A: thông tin cụ thể phần nghĩa vụ đã thực hiện ( vd về biên bản hợp đồng thanh lý hành hóa: Bên A đã hoàn tất việc giao hàng đúng với đơn hàng của Hợp đồng số, hàng hóa là gì, mã hàng? số lượng bao nhiêu? )

Bên B: thông tin cụ thể phần nghĩa vụ đã thực hiện ( vd: Bên B dã hoàn tất việc thanh toán cho Bên A theo giá trị Hợp đồng số … với số tiền là … Theo thông tin chuyển khoản về chủ tài khoản, số tài khoản, ngân hàng,… )

Bạn đọc có thể đọc thêm:

>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước.

  • Nghĩa vụ còn lại của các bên

Bên A còn những nghĩa vụ gì, nơi thực hiện ở đâu, thời hạn thực hiện là bao lâu, nếu làm sai hậu quả là gì?….

Bên B còn những nghĩa vụ gì, nơi thực hiện, thời gian thực hiện, hậu quả nếu làm không đúng?…

  • Điều khoản chung

Các bên đã đọc và thống nhất về những thỏa thuận trong Biên bản này.

Các bên cam kết tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ còn lại theo Hợp đồng số ….. cho đến hết thời hạn theo thỏa thuận.

Biên bản được ký dựa trên sự tự nguyện của các bên

Biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.

Thường được sử dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa còn có bảo hành, các hợp đồng thuê nhà,…

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung về biên bản thanh lý hợp đồng cũng như cách viết một mẫu biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc, các tranh chấp về hợp đồng hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng.

Bài viết nói về: MẪU BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 31, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ hiện nay được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp, với đa dạng mẫu khác nhau. Do không có quy định cụ thể về hình thức, nên trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách hàng cách trình bày một giấy đề nghị thanh toán công nợ đúng chuẩn năm 2020.

mau don de nghi thanh toan cong no
Mẫu đơn đề nghị thanh toán công nợ

Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ gồm những nội dung gì?

Tủy thuộc loại văn bản mà nội dung có thể khác nhau, nhưng bao gồm những mục chính sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên đơn vị và số hiệu văn bản
  • Ngày, tháng, năm lập văn bản
  • Tên văn bản (có thể có hoặc không)
  • Kính gửi
  • Họ và tên người đề nghị thanh toán (có thể có hoặc không)
  • Nội dung văn bản
  • Nội dung đề nghị
  • Số tiền
  • Chứng từ kèm theo
  • Chữ ký người làm văn bản và đóng dấu

Cách viết giấy đề nghị thanh toán công nợ

Biểu mẫu thu hồi công nợ thường được trình bày như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ ở phía trên bên phải của văn bản
  • Tên đơn vị và số hiệu văn bản nằm ở phía trên bên trái của văn bản, ngang hàng với quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Ngày, tháng năm lập văn bản

Tên văn bản: Có thể có hoặc không

  • Kính gửi: ghi tên công ty hoặc cá nhân đang có nợ
  • Họ và tên người đề nghị thanh toán: Ghi tên người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Nội dung văn bản: Tại đây, trình bày căn cứ phát sinh nợ là từ Hợp đồng nào, số tiền còn nợ là bao nhiêu và thời hạn phải trả. Quý khách có thể bổ sung số tài khoản của mình để bên có nợ chuyển khoản.
  • Lưu ý: Ngôn ngữ tế nhị, lịch sự nhưng rõ ràng. Ví dụ:

Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý cơ quan và có thông tin phản hồi lại cho chúng tôi về việc thanh toán số tiền trên.

Trân trọng.

  • Cuối văn bản là chữ ký người lập văn bản. Một số văn bản khác còn có thêm chữ ký của kế toán trưởng và người duyệt.

Thủ tục tiến hành

Không chỉ thanh toán nợ, mẫu đơn này còn có thể dùng để đề nghị thanh toán bảo hiểm, công tác phí hoặc tiền lương.

Về cơ bản, quy trình thu hồi nợ gồm các bước sau:

  • Xác định khoản phải thu tối thiểu của mỗi khách hàng;
  • Phân loại khách nợ;
  • Chọn người thu hồi nợ;
  • Nhắc nhở khách hàng thanh toán trước khi đáo hạn;
  • Đàm phán với khách nợ;
  • Nhờ đến toà án có thẩm quyền trách nhiệm để đòi nợ (trong trường hợp cần thiết khi nợ khó đòi).

>> Tham khảo thêm: Cách thu hồi công nợ khi đối tác bị vỡ nợ
Thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân

Trong quá trình thu hồi nợ, bên cạnh giấy đề nghị thanh toán, các bên cần chuẩn bị biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ. Chú ý xử lý vấn đề chênh lệch công nợ để hạn chế các sai sót trong quá trình hạch toán.

Trên đây là một số nội dung về cách viết văn bản đề nghị thanh toán công nợ thường dùng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn thêm về thủ tục thu hồi nợ, vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư của chúng tôi theo số hotline sau.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 31, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu giấy ủy quyền của cá nhân được sử dụng đa dạng các giao dịch dân sự, từ ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cho đến việc giải quyết tai nạn giao thông hoặc ký thay Giám đốc. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết giấy ủy quyền bởi cá nhân với cá nhân, tổ chức khác.

mau giay uy quyen cua ca nha
Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

Giấy ủy quyền cá nhân gồm những nội dung gì?

Thông thường, giấy ủy quyền (thư ủy quyền) gồm những nội dung  chính sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Ngày, tháng năm thực hiện ủy quyền
  • Tên văn bản kèm số hiệu văn bản (nếu có)
  • Căn cứ pháp lý
  • Thông tin người các bên (bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền), bao gồm: Họ tên, CMND/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại.
  • Nội dung ủy quyền, bao gồm: phạm vi công việc được ủy quyền và thời hạn ủy quyền
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Cam kết của các bên
  • Chữ ký của các bên
  • Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cách viết ủy quyền cá nhân

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ là phần bắt buộc của mẫu giấy, được ghi tại phía trên chính giữa văn bản
  • Ngày, tháng, năm: Ghi rõ thời gian làm giấy ủy quyền
  • Tên văn bản: Viết in hoa tên văn bản. Ví dụ:

GIẤY ỦY QUYỀN (hoặc THƯ ỦY QUYỀN)

  • Căn cứ pháp lý: Mục này ghi căn cứ quy định pháp luật hiện hành về việc ủy quyền, nhằm làm cơ sở cho việc ủy quyền cũng như giải quyết tranh chấp (nếu có). Ví dụ:

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

                                    Căn cứ  vào các văn bản pháp luật hiện hành;

  • Thông tin liên hệ: Ghi rõ thông tin liên lạc của các bên (họ tên, số CMND/ căn cước công dân. địa chỉ liên hệ, số điện thoại)
  • Nội dung ủy quyền: Tại đây ghi rõ phạm vi công việc được ủy quyền (làm tờ khai, nhận lương, dịch thuật, nhận bhxh thay, v.v)
  • Thời hạn ủy quyền trong bao lâu.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Do các bên thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định pháp luật. Tại đây ghi rõ quyền hạn, những việc mà mỗi bên được làm và không được làm.
  • Chữ ký của các bên: Ký và ghi rõ họ tên.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Là chứng thực chữ ký của chính quyền địa phương, Phòng chông chứng, Đại sứ quán, v.v.

Các lưu ý

Hình thức

  • Giấy ủy quyền phải được lập thành văn bản,
  • Có đủ chữ ký các bên, và
  • Văn bản phải được công chứng, chứng thực tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức hành nghề công chứng, trừ một số trường hợp như:
  • Ủy quyền đăng ký hộ tịch (trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ của người được ủy quyền) (Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP)

Nội dung

Nội dung ủy quyền do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Các trường hợp sau không được ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn (Quyết định 3814/QĐ-BTP)
  • Yêu cầu ly hôn tại Tòa án (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
  • Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (Khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
  • Công chứng di chúc (Điều 56 Luật Công chứng 2014);
  • UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền (khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)
  • Người được ủy quyền có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền trong cùng vụ việc dân sự (điểm a khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  •  Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Lưu ý:

Trường hợp ủy quyền với việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cần có hợp đồng công chứng, chứng thực và văn bản ủy quyền hợp lệ. Mục đích là tránh xảy ra tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Quý khách nên nhờ luật sư rà soát hợp đồng và giấy ủy quyền để an tâm trong giao dịch.

>> Tham khảo thêm: CÁC LƯU Ý KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN
CHỒNG BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN VỢ KHÔNG BIẾT CÓ ĐÒI ĐƯỢC KHÔNG?
CÁC LƯU Ý KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC BÁN NHÀ ĐẤT THÔNG QUA ỦY QUYỀN

Như vậy, chúng tôi đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến việc soạn thảo văn bản ủy quyền cho cá nhân. Nếu Quý khách còn băn khoăn liên quan đến vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 31, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu giấy ủy quyền công ty được dùng để phân công cá nhân thực hiện đa dạng các công việc thay cho doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài hướng dẫn về cách viết giấy ủy quyền đúng chuẩn để bạn đọc tham khảo, và cung cấp mẫu giấy thường dùng cho Quý khách.

mau giay uy quyen cong ty
Mẫu giấy ủy quyền của doanh nghiệp

Các trường hợp sử dụng giấy ủy quyền

Việc ủy quyền được tiến hành trong một số trường hợp sau đây:

  • Thành lập doanh nghiệp (Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
  • Tiến hành tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp (Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
  • Công ty mẹ ủy quyền cho công ty con (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014)
  • Doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa án (khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
  • Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
  • Ủy quyền kê khai thuế
  • Ủy quyền dịch thuật hợp đồng hợp tác
  • Các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

Tham khảo chi tiết:

Mẫu giấy ủy quyền gồm những nội dung gì

Văn bản ủy quyền gồm những nội dung sau:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ
  • Tên công ty
  • Số hiệu văn bản
  • Ngày, tháng, năm làm văn bản
  • Tên văn bản
  • Căn cứ pháp lý
  • Thông tin bên ủy quyền (tên, chức vụ, số CMND/Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ…)
  • Thông tin bên được ủy quyền (tên, số CMND/Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ, ….)
  • Nội dung ủy quyền
  • Phạm vi ủy quyền
  • Thời hạn ủy quyền
  • Cam kết của các bên
  • Chữ ký của các bên

Cách viết giấy ủy quyền công ty

Giấy ủy quyền có thế viết tay hoặc đánh máy, với các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ là phần bắt buộc của mẫu giấy, thường được ghi tại phía trên chính giữa văn bản. Đôi khi được ghi ở phía trên bên phải của văn bản.
  • Tên công ty: Thường ghi tại chính giữa văn bản. Một số trường hợp Quý khách có thể ghi tại phía trên bên trái, ngang hàng với quốc hiệu tiêu ngữ. Ví dụ:

CÔNG TY TNHH ABC, hoặc

CÔNG TY TNHH ABC        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • Ngày, tháng, năm: Ghi rõ thời gian làm giấy ủy quyền
  • Tên văn bản: Viết in hoa tên văn bản. Ví dụ:

GIẤY ỦY QUYỀN (hoặc THƯ ỦY QUYỀN)

  • Căn cứ pháp lý: Mục này ghi căn cứ quy định pháp luật hiện hành về việc ủy quyền, nhằm làm cơ sở cho việc ủy quyền cũng như giải quyết tranh chấp (nếu có). Ví dụ:

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;

Căn cứ Điều lệ công ty…………

                                Căn cứ  vào các văn bản pháp luật hiện hành;

  • Thông tin bên ủy quyền: Ghi rõ thông tin liên lạc của các bên (họ tên, số CMND/ căn cước công dân. địa chỉ liên hệ, số điện thoại)
  • Thông tin bên được ủy quyền: Nếu là cá nhân thì ghi tên, chức vụ, và các thông tin liên lạc khác. Nếu là doanh nghiệp thì ghi rõ tên chi nhánh hoặc tên công ty, mã số thuế và thông tin người đại diện theo pháp luật.
  • Nội dung ủy quyền: Tại đây ghi rõ phạm vi công việc được ủy quyền. Ví dụ

Bằng văn bản này, Ông/Bà… được quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện các công việc sau:

1…..
2….

  • Thời hạn ủy quyền trong bao lâu.

Cam kết của các bên: Do các bên thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định pháp luật. Tại đây ghi rõ quyền hạn, những việc mà mỗi bên được làm và không được làm.

  • Chữ ký của các bên: Ký và ghi rõ họ tên.

Phạm vi ủy quyền và thủ tục tiến hành

Hiện nay, phạm vi công việc cũng rất đa dạng: từ việc lập tờ khai cho đến lập biểu mẫu kê khai thuế hoặc ủy quyền cho luật sư.

>> Tham khảo thêm: Có được ủy quyền cho công ty con thi công hợp đồng thi công xây dựng không?

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của chúng tôi về các bước soạn thảo văn bản ủy quyền, thường dùng trong doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hoặc rà soát pháp lý liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline dưới đây để được trợ giúp kịp thời.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu giấy ủy quyền công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 30, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế là văn bản sử dụng để thông báo trước cho bên còn lại về việc dừng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng thường thực hiện đơn phương từ một bên, khi hợp đồng còn đang trong thời gian thực hiện.

mau hop dong thong bao cham dut hop dong kinh te
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế

Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế

Thông báo chấm dứt hợp đồng là văn bản thể hiện ý chí đơn phương của một bên về việc thông báo cho bên còn lại của hợp đồng để chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa hai bên, đồng thời xử lý hậu  quả của việc chấm dứt hợp đồng.

Thông thường mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin các bên hợp đồng
  • Bối cảnh quan hệ giữa các bên
  • Lý do chấm dứt hợp đồng trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm hợp đồng
  • Cơ sở và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng (theo quy định là sau khi bên kia nhận được thông báo)
  • Xử lý hậu quả, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)
  • Các nội dung khác
  • Chữ ký và con dấu của bên phát hành thông báo
  • Tài liệu đính kèm

Căn cứ chấm dứt hợp đồng

Các bên căn cứ vào các cơ sở sau khi muốn chấm dứt hợp đồng kinh tế:

  • Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
  • Căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để thông báo chấm dứt.
  • Chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng.
  • Có hành vi vi phạm căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng,…

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là kết thúc việc thực hiện hợp đồng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại.

  • Khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ) thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo đó khi chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo để bên còn lại được biết.
  • Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bị coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm.
  • Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng đúng quy định thì các bên không còn bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận theo hợp đồng nữa.

Trường hợp có các tranh chấp trong quá trình thực hiện các loại hợp đồng, mời quý bạn đọc theo dõi một số bài viết sau để hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành:

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở, MẶT BẰNG KINH DOANH

TƯ VẤN KHỞI KIỆN TRONG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Trên đây là bài viết cách soạn thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế. Nếu cần tìm hiểu thêm về LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI,  GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ hoặc bạn đọc muốn được tư vấn pháp lý các vấn đề khác, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 30, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng là biểu mẫu được sử dụng trong trường hợp sau khi các bên ký kết hợp đồng mà có thay đổi, điều chỉnh các nội dung, các điều khoản về thay đổi hợp đồng xây dựng thì sử dụng phụ lục Hợp đồng để hoàn thiện thủ tục theo thỏa thuận.

mau phu luc hop dong xay dung
Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng

Quy định của pháp luật về phụ lục hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng thì phụ lục của hợp đồng xây dựng được định nghĩa như sau:

  • Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng.
  • Phụ lục hợp đồng xây dựng sử dụng khi thay đổi thông tin tài khoản, điều chỉnh giá vật liệu, điều chỉnh tổng dự toán, điều chỉnh hạng mục thi công, thay đổi điều khoản bảo hành, thay đổi điều khoản thanh toán.

Các lưu ý khi viết phụ lục hợp đồng

Khi soạn thảo phụ lục hợp đồng, người soạn thảo cần phải bảo đảm các yếu tố như:

  • Phải phù hợp với hình thức của hợp đồng (lập thành văn bản, công chứng chứng thực nếu pháp luật quy định)
  • Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng xây dựng
  • Các bên tự thoả thuận nội dung theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau, không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội,…

Mời bạn đọc theo dõi bài viết:

MẪU HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC TRONG XÂY DỰNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT HỢP ĐỒNG TRANH CHẤP THUÊ GIÀN GIÁO XÂY DỰNG

Nội dung phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin các bên thực hiện phụ lục hợp đồng
  • Nội dung được thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ghi nhận các thỏa thuận lại của hợp đồng xây dựng chính.
  • Lý do thay đổi, sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng.
  • Thời điểm áp dụng của phụ lục.
  • Cách áp dụng phụ lục hợp đồng trong thực tế.

Trường hợp Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng phát sinh khối lượng trong xây dựng cần có những nội dung sau:

  • Khối lượng công việc cụ thể, khối lượng phát sinh;
  • Tiêu chuẩn, chất lượng của số lượng tăng thêm;
  • Giá cả, hình thức thanh toán bổ sung;
  • Thời gian gia hạn thực hiện;
  • Các thỏa thuận, ghi nhận nào được giữ nguyên;
  • Cam kết, ký kết của các bên.

Trên đây là mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 30, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa sử dụng để quy định bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

mau hop dong van chuyen hang hoa
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Đối tượng và các chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác, đảm bảo an toàn và không hư hỏng khi ký kết hợp đồng.

Trong một mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm các chủ thể sau:

  • Bên kinh doanh vận chuyển: thường là các đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển .
  • Bên thuê dịch vụ vận chuyển: bao gồm các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu muốn vận chuyển hàng hóa của mình.
  • Bên nhận hàng: có thể là bên thuê vận chuyển hoặc bên thứ ba được nhận hàng theo hợp đồng (chỉ định).

Nội dung mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là văn bản thể hiện thông tin, quá trình thỏa thuận của các bên tham gia vận chuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Thông tin bên gửi (cá nhân hoặc công ty): tên, địa chỉ, điện thoại,…
  • Thông tin bên vận chuyển: tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản,…
  • Thông tin về hàng hóa cần vận chuyển: tên hàng hóa, tính chất hàng hóa, đơn vị tính giá cước.
  • Địa điểm nhận và giao hàng: địa chỉ nơi nhận và nơi trả hàng hóa.
  • Định lịch thời gian giao nhận hàng hóa.
  • Phương tiện vận tải (xe tải, tàu thủy, máy bay… ): phải an toàn và đạt được các điều kiện về như tốc độ, có mái che, số lượng phương tiện,..
  • Giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa: giấy xác báo hàng hóa (bên đơn vị vận chuyển ký và đóng dấu trước thời gian giao hàng), vận tải đơn hàng hóa, biên bản các khoản thuế đã đóng và một số loại giấy tờ khác nếu cần.
  • Phương thức giao nhận hàng hóa
  • Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa: nêu rõ trách nhiệm xếp và dỡ hàng hóa, đảm bảo đúng thời gian thuộc về bên nào. Ngoài ra cần nêu rõ các mức phạt dành cho bên vận chuyển nếu làm hư hỏng hàng hóa.
  • Giải quyết hao hụt hàng hóa.
  • Người áp tải hàng hóa (nếu thuộc trường hợp cân thiết)
  • Trách nhiệm thanh toán và hình thức thanh toán: nêu rõ bên thuê dịch vụ vận chuyển phải chi trả những chi phí vận tải nào, chuyển khoản hay thanh toán tiền mặt
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Các thỏa thuận khác (nếu có).
  • Hiệu lực của hợp đồng: thể hiện hợp đồng vận tải có hiệu lực từ ngày nào đến ngày nào, và số lượng bản hợp đồng là bao nhiêu.
  • Chữ ký và đóng dấu các bên tham gia hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa ký và đóng dấu như vậy hợp đồng mới có giá trị.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong hợp đồng cần nêu rõ các thông tin về các trường hợp xảy ra tranh chấp và các hướng giải quyết theo trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Trong quá trình vận chuyển mà dịch vụ vận chuyển làm hư hỏng hàng hóa không như ban đầu bàn giao thì bên vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường hàng hóa đúng như trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã ký.

Mời quý bạn đọc theo dõi một số bài viết sau:

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

CHỞ THUÊ HÀNG CẤM CÓ BỊ XEM LÀ PHẠM TỘI KHÔNG?

DỊCH VỤ TƯ VẤN, SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu hợp đồng mua bán xe là văn bản được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, được lập ra khi có sự đồng ý thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng cũng như sự đồng ý trao đổi việc mua bán xe giữa người mua và người bán

mau hop dong mua ban xe
Mẫu hợp đồng mua bán xe

Nội dung trong mẫu hợp đồng mua bán xe

Thông tin bên bán và bên mua

Bên bán và bên mua làm rõ các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, địa chỉ thường trú/tạm trú,…. Khi thực hiện hợp đồng mua bán xe.

  • Nếu chủ thể mua bán xe là vợ chồng thì ghi rõ thông tin cá nhân như đã nêu của cả hai vợ chồng vào hợp đồng.
  • Nếu chủ thể là hộ gia đình thì ghi rõ thông tin của chủ hộ và các thành viên trong gia đình.
  • Trường hợp các chủ thể nêu trên có đại dienj thì ghi thêm thông tin của người đại diện, giấy ủy quyền số bao nhiêu, ngày nào, do ai lập.
  • Nếu chủ thể là tổ chức thì cần thể hiện các thông tin về trụ sở của tổ chức, quyết định thành lập số mấy, ngày bao nhiêu, do ai cấp, thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông tin cá nhận và chức vụ người đại diện trong tổ chức, …

Điều khoản về đối tượng mua bán

Thể hiện đặc điểm của xe như thông tin về:

  • Biển số;
  • Nhãn hiệu;
  • Dung tích xi lanh;
  • Loại xe;
  • Màu sơn;
  • Số máy;
  • Số khung;
  • Số chỗ ngồi (nếu là xe ô tô)
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô/xe máy số bao nhiêu, mang tên ai, cơ quan nào cấp,. ngày cấp.

Nếu tài sản mua bán có số lượng nhiều thì lần lượt liệt kê đặc điểm và Giấy đăng ký của từng xe như nêu trên

Giá mua bán, phương thức thanh toán và thời hạn giao xe

Ghi rõ giá mua xe ghi trong hợp đồng là bao nhiêu, thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, trả một lần hay trả góp. Nếu tài sản mua bán có số lượng nhiều thì lần lượt liệt kê đặc điểm và Giấy đăng ký của từng xe như nêu trên. Các bên tự thỏa thuận về thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe.

Quyền sở hữu đối với xe mua bán

Ghi rõ trách nhiệm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với xe thuộc về bên bán hay bên mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu cho bên mua bắt đầu từ khi thực hiện xong các thủ tục đăng ký quyền sở hữu xe.

Các điều khoản khác

Các bên thỏa thuận về việc trách nhiệm nộp thuế và lệ phí chứng thực thuộc về ai để tránh phát sinh tranh chấp.

Trường hợp có tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ kèm theo

Khi thực hiện thủ tục mua bán xe, cần chuận bị môt số giấy tờ như:

  • Bên bán: Giấy tờ xe bản chính; CMND/Căn cước công dân bản chính; Sổ hộ khẩu bản chính;Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân; Giấy chứng nhận kết hôn nếu đã kết hôn để tránh phát sinh tranh chấp tài sản sau này.
  • Bên mua: Chứng minh thư và sổ hộ khẩu (bản chính), Sổ hộ khẩu bản chính.

Thủ tục mua bán xe hiện nay

Hợp đồng mua bán xe là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu chiếc xe sang cho bên mua và bên mua trả tiền theo thỏa thuận của hai bên cho bên bán.

Hợp đồng mua bán xe bán cần được công chứng, chứng thực. Để mua bán được xe máy hợp pháp, có nghĩa là có thể làm thủ tục sang tên đổi chủ ở cơ quan đăng ký xe thì cần làm thủ tục mua bán ở Phòng công chứng hoặc UBND xã, phường.

Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn Hợp đồng mua bán xe. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn luật hợp đồng, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng mua bán xe
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 29, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là văn bản thực hiện khi nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giao dịch mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ không được coi là hợp pháp nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên mua cần kiên quyết nhận được cam đoan của bên bán về việc xin cấp sổ đỏ sau khi ký kết hợp đồng mua bán.

mau hop dong mua ban dat chua co so do
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Thủ tục pháp lý khi mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Nhà đất chưa có sổ đỏ chính là đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có 2 trường hợp nhà đất chưa có sổ đỏ:

  • Trường hợp 1: Đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Trường hợp này sẽ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Trường hợp 2: Đất có đủ điều kiện nhưng vì lý do gì đó mà chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ.

Theo Luật đất đai 2013, một trong những điều kiện để có thể mua bán đất là có sổ đỏ, vì vậy đất chưa có sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện tham gia giao dịch, dù là mua bán, tặng cho, thừa kế hay thế chấp.

Trong trường hợp bạn vẫn quyết định mua đất chưa có sổ đỏ thì người bán (ở trường hợp 2) vẫn có quyền đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng mua bán đất. Thủ tục cụ thể gồm các bước chính sau:

  • Bên bán đất xin các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất cần bán đã thống nhất với bên mua.
  • Bên mua và Bên bán cùng soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ.
  • Sau ký hợp đồng xong xuôi, bên bán tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ về sau theo quy định pháp luật.

>> Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan: THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG CHUNG CƯ CHƯA CÓ SỔ ĐỎ

Nội dung chính trong hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ cần có nội dung sau:

  • Thông tin hai bên: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
  • Quyền sử dụng đối với thửa đất được chuyển nhượng và tài sản gắn liền với đất.
  • Thông tin nêu rõ về thửa đất như số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích đất,…
  • Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán.
  • Điều khoản về việc giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Trách nhiệm nộp thuế và các khoản lệ phí khác.
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
  • Cam đoan về trách nhiệm của các bên.

Nội dung ràng buộc cần chú ý

Bạn cần đặc biệt nhấn mạnh các nội dung sau vào hợp đồng nhằm ràng buộc bên bán thực hiện làm Sổ đỏ sau khi chuyển nhượng:

  • Bên bán có trách nhiệm xin các đơn vị có thẩm quyền cấp Sổ đỏ đúng với thửa đất và diện tích đất như thống nhất bán cho bên mua.
  • Hai bên đồng ý tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất chưa có Sổ đỏ để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Sau khi ký kết hợp đồng này, bên bán tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như thủ tục sang tên sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật.

Nhà đất không có sổ đỏ thì không được quyền mua bán. Do đó nếu nhà đất đó đủ điều kiện thì chủ sở hữu cần làm sổ đỏ trước khi lập hợp đồng mua bán nhà đất.

Trường hợp nếu xảy ra tranh chấp, mời quý bạn đọc theo dõi các bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết:

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT CHƯA CÓ SỔ

ĐẤT KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ ĐANG TRANH CHẤP GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

TƯ VẤN XỬ LÝ NGƯỜI BÁN ĐẤT GIẤY TAY KHÔNG CHỊU LÀM THỦ TỤC SANG TÊN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH VỚI TỔ CHỨC

Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn mẫu hợp đồng mua bán nhà đất không có sổ đỏ. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn luật đất đai, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 29, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu đơn đề nghị công an giải quyết là văn bản áp dụng trong trường hợp một công dân muốn trình báo một hành vi vi phạm hoặc xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình đối với cơ quan công an để xử lý giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan công an giải quyết đơn tố giác mà mình đã nộp trước đó.

mau don de nghi cong an giai quyet
Mẫu đơn đề nghị công an giải quyết
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG AN GIẢI QUYẾT

Nội dung mẫu đơn

Thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tai vụ việc, người đề nghị nộp đơn đến cơ quan công an địa phương (công an phường/xã nơi xảy ra vi phạm.

Cơ quan công an sẽ căn cứ vào tờ tường trình, chứng cứ để xác định có thụ lý, khởi tố vụ việc hay không. Nếu khởi tố, công an sẽ làm các thủ tục theo quy định.

Trong trường hợp người bị hại không biết cách thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường hoặc nộp đơn đề nghị nhưng cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thì có thể nhờ luật sư can thiệp để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Thông tin người làm đơn

Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người làm đơn, người có hành vi vi phạm bao gồm:

  • Họ và tên;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
  • Địa chỉ đăng ký thường trú;
  • Địa chỉ liên hệ;
  • Số điện thoại liên lạc.

Giải trình nội dung đề nghị

Nêu diễn biến của vụ việc (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc)

Thiệt hại mà người có hành vi vi phạm gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích như thế nào, thiệt hại kinh tế,…)

Yêu cầu giải quyết

  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (trách nhiệm dân sự)
  • Xử lý hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn theo quy định của pháp luật.

Phần cuối đơn

Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.

Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).

Lưu ý khi làm đơn

  • Thông tin ghi trong mẫu đơn càng chi tiết, càng chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
  • Nội dung sự việc nên trình bày theo hướng sự việc nào diễn ra trước trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau trình bày sau. Nên trình bày theo từ quá khứ đến hiện tại.
  • Cung cấp thông tin người làm đơn và sự việc trình báo càng chi tiết càng tốt.
  • Trường hợp muốn nộp đơn nặc danh (ẩn danh) phải trình bày rõ nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý thỏa đáng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn mẫu đơn đề nghị công an giải quyết. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật hình sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn đề nghị công an giải quyết
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 28, 2020 at 01:00PM
Read More

Thực tế không có đơn xác nhận quyền thừa kế chỉ có đơn xác nhận nhân thân hoặc bản khai tường trình xác nhận nhân thân bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết bản khai tường trình xác nhận nhân thân.

mau don xin xac nhan quyen thua ke
Bản khai tường trình xác nhận nhân thân
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN QUYỀN THỪA KẾ

Nộp đơn xin xác nhận quyền thừa kế ở đâu ?

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về nơi có thẩm quyền xác nhận bao gồm:

  • UNBD xã
  • Các văn phòng công chứng

Bạn đọc có thể xem thêm về thừa kế tại đây:

Thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật.

Thủ tục nhận di sản thừa kế là đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mẫu bản khai tường trình xác nhận nhân thân.

  • Thông tin của người làm bản khai tường trình
  • Thông tin về cha mẹ của người để lại di sản
  • Thông tin về vợ chồng người để lại di sản
  • Thông tin về con của người để lại di sản
  • Danh mục di sản thừa kế
  • Phần cam đoan

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế

  • Thông tin của người làm bản khai tường trình: họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân số, địa chỉ thường trú, mối quan hệ với người để lại di sản.
  • Thông tin về cha mẹ của người để lại di sản: họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân số, địa chỉ

Lưu ý:

Cha mẹ ở đây bao gồm cả cha mẹ nuôi.

Phần này nếu không xác định thực mục nào thì không cần điền.

Nếu đã chết thì ghi thời điểm chết.

  • Thông tin về vợ chồng người để lại di sản: họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân số, địa chỉ thường trú.

Lưu ý:

Nếu đã chết thì ghi thời điểm chết.

  • Thông tin về con của người để lại di sản: họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân số, địa chỉ thường trú.

Lưu ý:

Nếu đã chết thì ghi thời điểm chết.

  • Danh mục di sản thừa kế: ghi rõ loại di sản để lại là gì ( Động sản, bất động sản )

Bất động sản ví dụ: đất đai, nhà, tài sản gắn liền với đất,…

Động sản là những gì không phải bất động sản ví dụ: xe, sổ tiết kiệm, cổ phiếu,…

Bạn đọc có thể đọc thêm về vấn đề tranh chấp di sản thừa kế tại đây:

Tranh chấp thừa kế di chúc viết tay được giải quyết như thế nào.

Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất không sở, không giấy tờ.

  • Phần cam đoan:

Tôi xin cam đoan nội dung tờ tường trình trên là đúng sự thật, nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót bất cứ người thừa kế theo pháp luật nào khác.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung về mẫu đơn xác nhận quyền thừa kế cũng như cách viết một mẫu đơn xác nhận quyền thừa kế. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc về các tranh chấp thừa kế, quyền sử dụng đất trong thừa kế hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 28, 2020 at 10:00AM
Read More

Việc viết mẫu đơn đề nghị giám định thương tật hiện được nhiều khách hàng quan tâm. Đặc biệt là người lao động bị tai nạn lao động, hưu trí cũng như người bị thương, muốn thực hiện thủ tục giám định để được hưởng mức bảo hiểm xã hội tương ứng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Quý bạn đọc cách viết một lá đơn đúng chuẩn.

huong dan viet mau don de nghi giam dinh thuong tat
Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

Nội dung mẫu đơn

Đối với người bị tai nạn lao động và hưu trí

Căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nội dung Giấy đề nghị giám định thương tật gồm:

  • Thông tin cá nhân (bao gồm tên, số CMND hoặc căn cước công dân, ngày sinh và chỗ ở hiện tại)
  • Tại mục (1) : ghi rõ ràng và chính xác Số sổ bảo hiểm xã hội hoặc Mã số bảo hiểm xã hội
  • Tại mục (2) (Nghề nghiệp/Công việc): chú ý ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
  • Tại mục (3) (Đề nghị giám định): ghi rõ loại hình khám giám định (khám lần đầu/tái phát/khám lại/tổng hợp/phúc quyết)
  • Tại mục (4) (Loại hình giám định): ghi rõ một trong các nội dung khám giám định (tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tử tuất/hưởng BHXH 1 lần/hưởng chế độ thai sản)
  • Tại mục (5) (Nội dung giám định): ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
  • Tại mục (6) (Đang hưởng chế độ): Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có).

Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.

  • Tại mục (7) (Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã): chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.

Đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự

Đây là trường hợp người bị thương tật trong các vụ án hình sự, cần phải giám định để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và mức bồi thường thiệt hại.

Theo đó, nội dung đơn đề nghị giám định gồm những nội dung sau:

Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

(khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012)

Hồ sơ, giấy tờ kèm theo

mau don de nghi giam dinh thuong tat
Người làm đơn cần có thêm giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cấp

Đối với người bị tai nạn lao động

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khi tiến hành thủ tục giám định, người làm đơn cần mang theo một số giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cấp (nếu đang chịu sự quản lý của người sử dụng lao động) hoặc Giấy đề nghị khám giám định (nếu như khám lần đầu và không trong quá trình quản lý của người sử dụng lao động).
  • Bản chính/bản sao Giấy chứng minh thương tích do cơ sở y tế nơi cấp cứu (hoặc điều trị) cấp (theo mẫu tại Quyết định số 4096/2001/QĐ-BYT)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
  • Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án (trường hợp người lao động không điều trị nội trú/ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định);
  • Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…

Đối với hưu trí

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người làm đơn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc
  • Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng. (Mẫu các giấy tờ trên được quy định tại phụ lục 1 và 2 kèm theo Thông tư này)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
  • Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…

Đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự

Theo Luật Giám định tư pháp 2012:

Hồ sơ của giám định đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự gồm:

  • Văn bản đề nghị trưng cầu giám định
  • Tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.

(khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012)

Một số lưu ý khi viết đơn

cach viet mau don giam dinh thuong tat
Cần chú ý đến thời hạn BHXH và hiệu lực của các giấy tờ khác

Khi giám định, cần chú ý đến thời hạn hưởng bảo hiểm xã hội cũng như hiệu lực của các giấy tờ liên quan, cụ thể

  • “Biên bản giám định y khoa” có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định. Có thể hiểu, biên bản này chấm dứt hiệu lực khi có biên bản tiếp theo. (Điều 14 Thông tư này)
  • Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định. (Điều 20)
  • Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất. (Điều 20)
  • Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.(Điều 20)

>> Tham khảo cách xác định thương tật trong vụ án hình sự: Cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật vụ án hình sự

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của chúng tôi, hy vọng Quý khách có thể tìm được câu trả lời cho mình. Nếu Quý khách còn băn khoăn trong việc xin cấp các giấy tờ, hồ sơ về giám định, hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline dưới đây để nhận được tư vấn kịp thời từ đội ngũ luật sư của chúng tôi.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 28, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình cần được công chứng chứng thực nếu không sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro pháp lý sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

huong dan viet mau don doi dat giua hai gia dinh
Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình theo quy định của pháp luật
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐỔI ĐẤT GIỮA HAI GIA ĐÌNH

Đơn đổi đất giữa hai gia đình cần bao gồm những nội dung nào?

mau don doi dat giua hai gia dinh
Đơn đổi đất giữa hai gia đình phải đầy đủ nội dung theo quy định

Nội dung mẫu đơn

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Tài sản trao đổi (cần mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản trao đổi và đưa ra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi);
  • Phương thức trao đổi tài sản (tùy theo thỏa thuận của các bên);
  • Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch của tài sản;
  • Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi;
  • Việc nộp thuế và lệ phí công chứng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Cam đoan của các bên;
  • Điều khoản công nhận (điều khoản cuối cùng, cam kết của các bên);
  • Hiệu lực của hợp đồng;
  • Lời chứng của công chứng viên;
  • Chữ kí xác thực của các bên.

Các lưu ý hồ sơ kèm theo

Các lưu ý hồ sơ như sau:

  • Tài sản đưa ra trao đổi cần đáp ứng điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất mà luật quy định, không xuất hiện tranh chấp hoặc bị kê biên đảm bảo thi hành án.
  • Hiệu lực của hợp đồng cần phải quy định rõ một mốc thời gian cụ thể để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, tránh xảy ra tình trạng trì trệ, nhằm mục đích kéo dài thời gian thực hiện.
  • Lời chứng của công chứng viên là phần bắt buộc khi mang hợp đồng hoán đổi tài sản đi công chứng chứng thực, làm gia tăng giá trị pháp lý của hợp đồng và tính xác thực cao hơn.

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn đổi đất giữa hai gia đình

cach viet mau don doi dat
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn đổi đất giữa hai gia đình
  • Nộp hồ sơ.
  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
  • Soạn thảo và ký văn bản.
  • giấy chứng nhận.
  • Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng.
  • Nộp phí công chứng/ thù lao công chứng.
  • Nhận hợp đồng hoán đổi tài sản có chứng nhận của tổ chức công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.

>> Chi tiết xem thêm bài liên quan tại đây: Hướng dẫn làm thủ tục hoán đổi đất đai đúng luật

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn hoán đổi đất giữa hai gia đình, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới để được chuyên viên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ miễn phí. Xin chân thành cám ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 27, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung là một trong những mẫu đơn có nhiều thắc mắc nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

huong dan viet don tranh chap loi di chung
Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung theo quy định của pháp luật
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Đơn tranh chấp lối đi chung cần bao gồm những nội dung nào?

huong dan viet don giai quyet loi di chung
Những nội dung cần có khi xác lập mẫu đơn tranh chấp lối đi chung

Nội dung mẫu đơn

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Lý do viết đơn: Đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình;
  • Trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung;
  • Giải trình cụ thể về thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung: Thửa đất số, loại đất, hạng đất, địa chỉ…
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp, lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình…
  • Mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
  • Chữ kí xác thực của người làm đơn.

Các lưu ý hồ sơ kèm theo

Lưu ý về hồ sơ nộp đơn khởi kiện phải kèm theo những tài liệu sau:

  • Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
  • Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
  • Biên bản hòa giải tại UBND xã (nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao y);
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.
  • Hợp đồng liên quan đến tranh chấp đất đai (bản sao y);
  • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của bất động sản (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng… – bản sao y);
  • Di chúc (bản photo hoặc trích lục công chứng).
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc mở lối đi chung;

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tranh chấp lối đi chung

cach viet mau don giai quyet loi di chung
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tranh chấp lối đi chung

Tranh chấp lối đi chung có thể được giải quyết bằng cách tự thương lượng, hòa giải hoặc gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Quy trình tiến hành được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013:

  • Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi chung.
  • Nếu hòa giải không thành, các bên khiếu nại hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp cho Tòa án.
  • Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ giấy tờ, yêu cầu của các bên.
  • Tòa án đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định mức đền bù hợp lý.
  • Nộp án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp.

>> Tham khảo thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn tranh chấp lối đi chung, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới để được chuyên viên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ miễn phí. Cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 27, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất là mẫu đơn hoàn tất thủ tục làm lại sổ đỏ đã bị mất của chủ sở hữu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

huong dan viet mau don cap lai so do
Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định của pháp luật
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN CẤP LẠI SỔ ĐỎ BỊ MẤT

Đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất cần bao gồm những nội dung nào?

mau don xin cap lai so do bi mat
Những nội dung cần có khi xác lập mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình

 Nội dung mẫu đơn

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây, dựa trên đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu số 10/ĐK Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Phần kê khai của người đăng ký bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các thông tin lạc cá nhân của người đăng ký;
  • Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại: Số vào sổ, số phát hành, ngày cấp…
  • Lý do mất giấy chứng nhận và xin được cấp lại.

Tham khảo bài viết: Tư vấn xử lý khi đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác

  • Thông tin của thửa đất có thay đổi do đo đạc lại: Diện tích mới, diện tích cũ, tờ bản đồ số, thửa đất số…
  • Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp giấy chứng nhận có thay đổi: Loại tài sản, diện tích xây dựng…
  • Mục liệt kê các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo.
  • Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
  • Ý kiến của cơ quan đăng kí đất đai (nếu có).
  • Chữ kí xác thực của các bên (người viết đơn, người làm chứng, xác nhận của UBND, người kiểm tra…).

Các lưu ý hồ sơ kèm theo

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đối với người bị mất giấy chứng nhận sẽ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận theo mẫu số 10/ĐK Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ xác nhận mất sổ đỏ của công an cấp xã nơi mất giấy;
  • Giấy xác nhận của UBND xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã.

Trường hợp mất giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn thì người bị mất sổ đỏ phải làm đơn xác nhận mất sổ đỏ do thiên tai và UBND xã xác nhận.

>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn làm thủ tục xin cấp lại sổ đất bị mất

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất

thu tuc cap lai so do
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất

Để có thể được cấp lại sổ đỏ thì người có nhu cầu phải thực hiện hướng dẫn cấp lại sổ đỏ bị mất theo các quy trình thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ- CP, việc cấp lại giấy chứng nhận do bị mất như sau:

  • Báo mất sổ đỏ gửi đến UBND cấp xã nơi có đất.
  • Đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
  • Niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở trong vòng 15 ngày.
  • Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận.
  • Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận.
  • Kiểm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với thửa đất chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính;
  • Ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất.
  • Ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  • Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã.
  • Nộp các chi phí làm lại sổ đỏ như lệ phí, chi phí đo vẽ…

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới để được chuyên viên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ miễn phí. Xin chân thành cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



May 27, 2020 at 07:00AM
Read More

My maps