Mẫu đơn yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần được sử dụng khi người bị thiệt hại muốn cơ quan chức năng xem xét, buộc người có hành vi trái luật phải bồi thường thiệt hại về mặt tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách viết đơn yêu cầu cùng một số vấn đề pháp lý có liên quan.
Nội dung mẫu đơn yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần
Đơn yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần có những nội dung cơ bản sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
- Tên, nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử của người yêu cầu;
- Tên bản án, quyết định, cơ quan ban hành bị yêu cầu bồi thường;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bị xâm phạm;
- Những khoản bồi thường cụ thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu.
Hướng dẫn viết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần
- Ở phần “Kính gửi” ghi tên cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết. Trong vụ án hình sự thì tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng: giai đoạn điều tra thì đề tên cơ quan cảnh sát điều tra, ở giai đoan truy tố thì đề tên Viện kiểm sát, ở giai đoạn xét xử thì đề tên Tòa án;
- Ở phần thông tin cá nhân, người yêu cầu trình bày rõ các nội dung theo mẫu, nếu là người đại diện hoặc người được ủy quyền thì bổ sung thông tin cá nhân của người đại diện hoặc người được ủy quyền;
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng hành vi trái pháp luật, thiệt hại gây ra ra bởi hành vi đó;
- Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn yêu cầu gồm: bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bệnh án, các loại hóa đơn, chứng từ, biên lai hợp lệ…
- Đề xuất cụ thể yêu cầu bồi thường như: từng khoản bồi thường, mức bồi thường, cách tính, hình thức chi trả…
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm có:
- Văn bản yêu cầu bồi thường;
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Lưu ý, nếu người yêu cầu bồi thường là người thừa kế hoặc người được ủy quyền thì hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
- Nếu người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
Mức bồi thường đối với hành vi xâm phạm tinh thần
Mức bồi thường được xác định căn cứ vào thiệt hại thực tế và theo quy định của pháp luật tại Điều 27 và Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, trừ trường hợp thiệt hại đó thuộc trường hợp không được bồi thường tại Điều 32 Luật này.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đúng luật
Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông
Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu bồi thường trong vụ án hiếp dâm
Đơn yêu cầu bồi thường do người nhà bị xâm hại tính mạng
Mẫu đơn yêu cầu bồi thường dân sự
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn cách làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quý độc giả cảm thấy tinh thần của mình bị tổn hại do hành vi trái pháp luật của người khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline để được Luật sư tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Bài viết nói về: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
June 18, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét