Mẫu nội quy lao động công ty

No Comments

Mẫu nội quy lao động công ty là loại văn bản mà tại đây quy định rõ ràng hơn những vấn đề chưa được thỏa thuận kỹ trong hợp đồng về các vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ, tác phong, trật tự, an toàn,… Bài viết sau đây cho người đọc biết được nội dung chính, luu ý của mẫu nội quy lao động cũng như cách viết nội quy lao động một cách hoàn chỉnh.

mau noi quy lao dong cong ty
Mẫu nội quy lao động công ty

Nội quy lao động cần có những nội dung gì?

Nội quy lao động không phải là văn bản Pháp luật vì thế mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp sẽ có thể có các quy chế khác nhau tùy vào đặc điểm tổ chức.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Yêu cầu bắt buộc nội quy phải có các phần cơ bản như sau:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Trật tự tại nơi làm việc;
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ;
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
==>>CLICK TẢI MẪU NỘI QUY LAO ĐỘNG CÔNG TY

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động ( Điều 121 Luật Lao động 2012) bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
  • Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  • Nội quy lao động.

Hướng dẫn cách viết mẫu nội quy lao động công ty

soan thao noi quy cong ty
Soạn thảo nội quy công ty

Một mẫu nội quy lao động công ty cần được viết theo những phần sau đây:

Chương về Những quy định chung

  • Đây là nội quy của công ty nào.
  • Khái quát nội dung của nội quy ( vd: Thời gian làm việc, trật tự nơi làm việc, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm,….).
  • Nội dung trên sẽ bắt buộc những chủ thể nào phải tuân thủ.

Chương về Nội dung của nội quy lao động

noi quy cong ty
Thiết lập nội quy công ty

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Ghi rõ ràng cụ thể theo trình tự sau:

  • Về thời gian làm việc trong ngày
  • Ngày nghỉ hằng tuần
  • Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương
  • Nghỉ việc riêng có lương
  • Nghỉ việc riêng không lương
  • Ngày nghỉ bệnh
  • Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép người lao động nghỉ trong các trường hợp trên
  • Những quy định đối với lao động nữ ( vd: bình đẳng, các chế độ nghỉ thai sản, làm việc sau thai sản,….).

Trật tự tại nơi làm việc

Viết ngắn gọn, rõ ràng theo trình tự sau:

  • Thủ tục vào ra Công ty trong và ngoài giờ làm việc
  • Quy định việc tiếp khách trong doanh nghiệp
  • Quy định về tác phong, trang phục, thái độ làm việc nơi công sở
  • Những quy định khác ( vd: về chất kích thích, đánh bạc, bảo mật thông tin cá nhân,…).

An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động ( việc công ty đảm bảo về an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ,… )
  • An toàn lao động ( Yêu cầu nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn lao động, giải pháp bảo vệ bản thân người lao động,…)
  • Vệ sinh lao động.
  • Phòng cháy chửa cháy.

Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ

  • Bảo vệ tài sản ( người lao động có trách nhiệm như thế nào, người lao động không được làm gì,..)
  • Giữ bí mật kinh doanh ( Giữ thông tin như thế nào, ngăn ngừa việc tiết lộ thông tin,….)

Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Tuy đây là văn bản điều lệ do các tổ chức khác nhau ban hành nhưng việc xử lý kỷ luật các vi phạm theo quy định của Pháp luật là điều bắt buộc.

  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  • Hình thức xử lý (Hình thức khiển trách bằng miệng, hình thức khiển trách bằng văn bản, hình thức sa thải).
  • Trình tự xử lý kỷ luật lao động (Ghi rõ trình tự từng hình thức xử lý, không xử lý khi nào,…)
  • Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (Ai sẽ là người xử lý những vấn đề trên, ai là người được ủy quyền xử lý khi không có sự xuất hiện của người có thẩm quyền xử lý).

>> Tham khảo thêm: QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Trách nhiệm vật chất

  • Bồi thường khi nào, phương thức bồi thường.

Chương về Các điều khoản thi hành

Theo mẫu đính kèm trong bài viết.

Thủ tục đăng ký nội quy lao động công ty

Về thủ tục đăng ký nội quy lao động được quy định cụ thể tại Điều 120 Luật Lao động 2012 như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký nội quy lao động là tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Cụ thể ở đây là tại Sở Lao động — Thương binh và Xã hội (Điều 236 Luật Lao động 2012).

Lưu ý:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

  • Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động:

Nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Lưu ý:

Trường hợp người sử dụng lao động bị trả hồ sơ yêu cầu bỏ sung và đăng ký lại tham khảo chi tiết hơn tại Khoản 4,5,6 Điều 28 Nghị định 05/2015/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Luật Lao động 2012.

  • Bước 3: Nếu hồ sơ trên hợp lệ không được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung thì sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động nội quy sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung cơ bản về nội quy công ty cũng như cách soạn thảo mẫu nội quy công ty. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc về lao động , tranh chấp về hợp đồng lao động hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu nội quy lao động công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 29, 2020 at 10:00AM

0 nhận xét

Đăng nhận xét

My maps