Mẫu đơn kêu oan

No Comments

Mẫu đơn kêu oan được sử dụng trong các vụ án hình sự, khi người bị kết án, người thân thích của người bị kết án cho rằng Tòa án xét xử không khách quan, không đúng luật. Tuy nhiên, việc làm đơn kêu oan hiện không được pháp luật quy định rõ khiến nhiều người lúng túng về thủ tục tiến hành. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu Quý khách cách trình bày nội dung trong đơn kêu oan.

mau don keu oan
Mẫu đơn kêu oan

Mẫu đơn kêu oan gồm những nội dung gì

Hiện chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách trình bày đơn kêu oan. Thông thường lá đơn bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên của lá đơn
  • Kính gửi
  • Họ và tên người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn
  • Nội dung vụ việc
  • Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn

Cách viết mẫu đơn kêu oan

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
  • Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN KÊU OAN hoặc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CỨU TRỢ KHẨN CẤP/ ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
  • Kính gửi: Tại đây điền tên cá nhân /cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Ví dụ: Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao, v.v.

  • Họ và tên người làm đơn: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn

Thông tin người làm đơn: Mục này ghi năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn.

  • Nội dung vụ việc: Tại đây, người làm đơn ghi rõ mình (hoặc người thân của mình) là bị cáo trong vụ án nào. Đưa ra căn cứ cho rằng việc xét xử có dấu hiệu oan sai và đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Ví dụ: cựu chiến binh… bị xét xử theo bản án…….tại Tòa án quân sự……. Trong quá trình xét xử bản thân có dấu hiệu oan sai và bị trù dập nên làm đơn xin phép cơ quan chức năng xem xét.

  • Khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng (nếu có)
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KÊU OAN

Thủ tục, trình tự thực hiện

Trường hợp nào thì sử dụng

Như đã trình bày ở đầu bài viết, hiện chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc kêu oan. Vì vậy, khi cảm thấy việc xét xử của Tòa án chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, bị cáo có quyền viết đơn kháng cáo hoặc xin giảm nhẹ hình phạt.

(Điểm m khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Ngoài ra, bị cáo, hoặc người thân của bị cáo có quyền yêu cầu luật sư tham gia bào chữa trong vụ án đó tại cấp phúc thẩm (điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Về thủ tục yêu cầu luật sư trong vụ án hình sự, vui lòng tham khảo tại:

>> Tham khảo thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Thủ tục và trình tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.

Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật này: Đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.  

Nếu bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo và chuyển đơn đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án , quyết định bị kháng cáo.

Trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn trên được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc tính từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.(Điều 333 Bộ luật này)

Về thủ tục xin giảm nhẹ án phạt, Quý khách có thể tham khảo chi tiết tại:

> Tham khảo thêm: Xin giảm nhẹ án phạt vì tội “Cố ý gây thương tích”

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách hàng viết lá đơn kêu oan. Nếu Quý khách gặp khó khăn trong hành trình tìm lại công lý, hãy liên hệ đội ngũ luật sư của chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi sẽ nỗ lực sát cánh cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình tranh tụng.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn kêu oan
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 27, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps