Mẫu biên bản kiểm tra – đo đạc

No Comments

Biên bản kiểm tra – đo đạc là biên bản giám sát quá trình thi công xây dựng công trình nhằm mục đích theo dõi tiến độ thực hiện, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ được phê duyệt. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cách soạn thảo biên bản kiểm tra đo đạc cũng như những lưu ý cần thiết khi soạn thảo văn bản này.

huong dan viet mau bien ban kiem tra do dac
Mẫu biên bản kiểm tra – đo đạc

Nội dung mẫu biên bản kiểm tra – đo đạc

Nội dung mẫu biên bản kiểm tra – đo đạc trong thi công dự án bao gồm các phần:

  • Tên chủ đầu tư;
  • Tên và thông tin của công trình thi công xây dựng: gói thầu, hạng mục, địa điểm thi công công trình;
  • Tên và thông tin của đối tượng cần kiểm tra đo đạc: đất, nền, cột…;
  • Thành phần tham gia công trình thi công: chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công công trình;
  • Nội dung đo đạc: số liệu kiểm tra đo đạc chi tiết;
  • Kết luận: tổng kết sau khi tiến hành kiểm tra đo đạc;
  • Ký tên: các thành phần tham gia công trình thi công đều phải ký tên vào biên bản.

Những điều cần chú ý khi soạn thảo biên bản

mau bien ban kiem tra do dac
Phải tiến hành kiểm tra đo đạc đảm bảo chất lượng công trình

Kiểm tra đo đạc là công việc quan trọng để tránh những sai sót không cần thiết trong quá trình thi công công trình. Khi tiến hành soạn thảo biên bản cần cần phải lưu ý:

  • Nêu rõ tên chủ đầu tư của dự án thi công vì chủ đầu tư là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành; tiến độ thực hiện đối với các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ được giao theo Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT.
  • Đưa ra các thông tin đầy đủ liên quan tới công trình, người tham gia dự án thi công xây dựng;
  • Nội dung kiểm tra đo đạc: tùy vào từng công trình và yêu cầu kiểm tra đo đạc để tiến hành ghi chép số liệu, số liệu phải đảm bảo tính chính xác tranh những sai sót về sau khi tiến hành thi công và chất lượng công trình;
  • Những thành phần tham gia kiểm tra đo đạc phải ký tên làm chứng vào biên bản kiểm tra – đo đạc.

Quy trình kiểm tra – đo đạc trong xây dựng

cach viet bien ban kiem tra do dac
Kiểm tra đo đạc là bước không thể thiếu để tránh xảy ra sai sót khi thi công
  1. Theo Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT, về nguyên tắc, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiến độ thi công đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán, nhiệm vụ được giao.
  2. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện kiểm tra – đo đạc trong quá trình thi công. Sau khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc ký hợp đồng sau khi trúng thầu, đơn vị thi công phải lập kế hoạch triển khai kiểm tra– đo đạc.
  3. Trong quá trình kiểm tra đo đạc, các bên tiến hành giám sát việc đo đạc theo Điều 9 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT về nhân lực, thiết bị phương tiện tiến hành đo đạc, khối lượng phát sinh tăng giảm trong quá trình thi công… Việc đo đạc được chia thành quan trắc công trình và trắc đạc công trình theo nghị định 46/2015/NĐ-CP.
  4. Sau khi hoàn thành xong công việc kiểm tra – đo đạc, các bên lập biên bản kiểm tra – đo đạc để ghi nhận lại số liệu kiểm tra, minh chứng cho quá trình kiểm tra – đo đạc.

Trường hợp phát sinh tranh chấp, bạn đọc có thể tham khảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Trên đây là bài viết hướng dẫn viết biên bản kiểm tra – đo đạc trong thi công của chúng tôi. Để có thể được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan tới xây dựng công trình hoặc các mẫu đơn, biên bản dùng trong lĩnh vực xây dựng, quý bạn đọc vui lòng lòng liên hệ Công ty luật Long Phan PMT qua hotline để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu biên bản kiểm tra – đo đạc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 15, 2020 at 10:00AM

0 nhận xét

Đăng nhận xét

My maps