Đơn đề nghị thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự dùng để yêu cầu thay đổi thẩm phán khi có căn cứ cho thấy thẩm phán có thể không công bằng trong quá trình giải quyết vụ án. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên và hướng dẫn bạn đọc soạn đơn đề nghị thay đổi thẩm phán đúng quy định pháp luật.
Những trường hợp được đề nghị thay đổi thẩm phán
Những trường hợp phải thay đổi thẩm phán theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
- Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra một trong các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 53, trừ trường hợp là thành viên của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Thời điểm yêu cầu thay đổi thẩm phán
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán trước khi diễn ra phiên tòa và tại phiên tòa, trong quá trình giải quyết vụ án.
Trước khi mở phiên Tòa, để yêu cầu thay đổi thẩm phán, người yêu cầu phải làm đơn yêu cầu thay đổi thẩm phán, gửi đến Chánh án tòa án nơi có thẩm phán đang thụ lý vụ án.
Tại phiên tòa, nếu có yêu cầu thay đổi thẩm phán sẽ do Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi.
Biểu mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự
Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự phải bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Thông tin người đề nghị;
- Nội dung đề nghị;
- Giải trình lý do đề nghị;
- Chữ ký người làm đơn.
Thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán
Khi thấy có đủ căn cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khi làm nhiệm vụ, đương sự được thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Thủ tục thay đổi thẩm phán được quy định tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại: Quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết vụ án dân sự
Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn hướng dẫn soạn đơn đề nghị thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự. Qúy bạn đọc nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình soạn đơn vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
June 12, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét