Hợp đồng đặt cọc mua đất là sự thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc, theo đó bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để đảm bảo giao kết thực hiện hợp đồng mua đất. Đây là một bước quan trọng trong quá trình mua bán đất. Thế nhưng, việc soạn hợp đồng đặt cọc mua đất thường bị bỏ qua hoặc viết sơ sài cho có. Điều này đã dẫn tới những tranh chấp không đáng có sau này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho quý độc giả cách viết hợp đồng như thế nào và những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua đất.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất
Nội dung hợp đồng đặt cọc mua đất bao gồm:
- Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc (Họ và tên, Ngày sinh, Số CMND, Hộ khẩu thường trú).
- Đối tượng hợp đồng: tài sản đặt cọc (số tiền được viết bằng chữ và bằng số).
- Mục đích chuyển nhượng đất (bao gồm địa chỉ và các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất).
- Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc và thanh toán.
- Thời hạn đặt cọc.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thỏa thuận đặt cọc và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.
Một số lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua đất:
Trước khi làm hợp đồng đặt cọc mua đất, người mua đất cần làm rõ các vấn đề sau:
- Tính hợp pháp của thửa đất: Xem xét thửa đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, có đang bị tranh chấp hay thuộc đất đang quy hoạch không? Thửa đất có đang bị cầm cố, thế chấp cho một giao dịch nào khác hay không?
- Xác minh chỉ sở hữu của thửa đất: Thửa đất thuộc sở hữu cá nhân hay đồng sở hữu? Người bán có phải là người có đủ trách nhiệm dân sự để đảm bảo giao kết hợp đồng hay không?
Khi làm hợp đồng đặt cọc mua đất, cần lưu ý:
- Xác định chủ thể đại diện ký hợp đồng, thông tin trong hợp đồng phải được điền đầy đủ và chính xác.
- Xác định đối tượng đặt cọc: theo luật định, đối tượng đặt cọc là 1 khoản tiền, kim khí hoặc đá quý, hay vật có giá trị khác. Đối với tiền, bên mua chỉ có thể dùng tiền Việt Nam không được dùng ngoại tệ để đặt cọc tránh trường hợp xảy ra tranh chấp có thể làm hợp đồng bị vô hiệu trước pháp luật. Đối với giấy tờ có giá, bên nhận đặt cọc cần xác minh đây có phải là tài sản thuộc sở hữu của bên mua hay không?
- Thỏa thuận mục đích đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên: Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP, bên nhận cọc có nghĩa vụ giữ gìn tài sản, không được khai thác sử dụng tài sản đó nếu không thỏa thuận trước với bên đặt cọc.
Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua đất:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng đặt cọc mua đất, khi một bên trong các bên thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, lúc đó, bên có quyền được quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Xem chi tiết tại đây: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua đất
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất. Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng mua bán, đặt cọc nhà đất, vui lòng liên hệ hotline để được luật sư giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
June 07, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét