Hợp đồng thuê mặt bằng cũng gây ra không ít rắc rối cho cả bên thuê và bên cho thuê. Trong cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, nhu cầu kinh doanh ngày càng cao đòi hỏi yêu cầu về mặt bằng kinh doanh sẽ tăng lên. Như vậy, việc cho thuê mặt bằng là một dạng kinh doanh đem tới nguồn lợi nhuận đáng kể mà không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, vì không tìm hiểu kĩ hay không biết làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả biết được cách soạn hợp đồng và một số lưu ý khi thuê mặt bằng.
Hợp đồng cho thuê mặt bằng là gì?
Hợp đồng cho thuê mặt bằng mang bản chất của hợp đồng thuê tài sản,có thể là thuê nhà, thuê đất,… Đây là hợp đồng song vụ theo quy định tại điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015. Theo đó hợp đồng cho thuê là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê, bên cho thuê giao cho bên thuê quyền sử dụng mặt bằng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền.
Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng:
Nội dung hợp đồng:
- Thông tin bên thuê và bên cho thuê (Họ và tên, Ngày sinh, Số CMND, Hộ khẩu thường trú).
- Đối tượng hợp đồng: phần mặt bằng cho thuê (diện tích, địa chỉ cho thuê) và mục đích cho thuê
- Thời hạn thuê
- Đặt cọc để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng cho bên thuê mặt bằng.
- Giá cả và phương thức thanh toán
- Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thỏa thuận kí kết hợp đồng
- Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.
Một số lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng:
- Chủ thể kí kết hợp đồng: phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có thẩm quyền kí kết; đối với trường hợp một bên tham gia là pháp nhân phải có người đại diện theo pháp luật kí kết, nếu được ủy quyền phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
- Ý chí chủ thể: mang tính chất tự nguyện, không có sự cưỡng ép, lừa dối
- Về hình thức: hiện nay không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê mặt bằng mà việc công chứng chứng thực này là tự nguyện và yêu cầu của một bên hoặc các bên.
Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng
Theo Điều 428 BLDS 2015 có quy định về trường hợp được phép đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ: Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Xem thêm Các trường hợp bên thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến mẫu hợp đồng thuê mặt bằng. Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến hợp đồng cho thuê vui lòng liên hệ hotline để được Luật sư giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
June 08, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét