Mẫu hợp đồng giữ đất

No Comments

Bản chất của mẫu hợp đồng giữ đất chính là một mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản. Mẫu hợp đồng này đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự 2015. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách soạn một hợp đồng giữ đất hoàn chỉnh.

mau hop dong giu dat
Mẫu hợp đồng giữ đất

Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Điều 554 BLDS 2015

Hợp đồng gửi giữ tài sản là:

  • Sự thỏa thuận giữa các bên
  • Bên giữ nhận bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng,
  • Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ (trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công).

Đặc điểm:

  • Đây là hợp đồng song vụ ( Từ Điều 555 đến Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015).
  • Hợp đồng giữ tài sản vừa có thể là hợp đồng đền bù vừa có thể là hợp đồng không đền bù ( ĐIều 554 Bộ Luật Dân sự 2015).

Lưu ý:

Hợp đồng gửi giữ tài sản không cần phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia thì nên có các thỏa thuận về việc công chứng hợp đồng này tại UBND cấp xã hoặc các văn phòng công chứng.

Mẫu hợp đồng gửi giữ đất

Nội dung hợp đồng giữ đất:

  • Thông tin các bên;
  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Phí gửi giữ và phương thức thanh toán;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Quy định chung;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Hướng dẫn viết hợp đồng gửi giữ đất

Thông tin các bên:

Điền rõ ràng chính xác các thông tin về tên, CMND, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản,…

Đối tượng của hợp đồng:

Ghi rõ ràng vị trí khu đất nằm ở đâu, phần diện tích đất gửi giữ (ghi cả bằng số và bằng chữ)

Phí gửi giữ và phương thức thanh toán:

  • Chi phí thanh toán: ghi cả bằng số và chữ số tiền thanh toán, thanh toán một lần hay chia làm nhiều lần, mỗi lần bao nhiêu.
  • Phương thức thanh toán: chuyển khoản, đưa tiền mặt,…..
  • Thời hạn thanh toán: Thanh toán trong thời hạn bao lâu.

Quyền, nghĩa vụ của các bên:

  • Quyền và nghĩa vụ của bên thuê giữ:

Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào,thời điểm thông báo yêu cầu lấy lại; yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm hư hỏng, giảm sút phần đất gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Thông báo ngay cho bên nhận thuê giữ biết tình trạng đất, biện pháp bảo quản thích hợp đối với phần đất gửi giữ;.…..Gây thiệt hại thì phải bồi thường; Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thuê giữ:

Các yêu cầu về trả tiền công, chi phí theo thoả thuận; Trả chi phí hợp lý để bảo quản đất trong trường hợp gửi không trả tiền công; Có yêu cầu trả đất nhận thuê (trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn),..

Bảo quản tài sản, trả lại tài sản theo đúng tình trạng ban đầu; thay đổi cách giữ gìn, bảo quản đấtphải thì phải thông báo ; nếu hết thời hạn mà bên nhận không trả lời thì sẽ như thế nào? Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, giảm sút phần đất gửi giữ,..

Quy định chung:

Trả tài sản gửi giữ: Trả lại đúng tài sản, đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Chậm giao, chậm nhận: Chậm giao đất thì sẽ phải tự mình thanh toán các chi phí phát sinh, chậm nhận thì sẽ phải tự mình thanh toán hoặc chi trả cho bên nhận giữ chi phí phát sinh sau khi hết thời hạn của hợp đồng.

Chậm trả tiền công: Trả đủ tiền công như thỏa thuận, nếu có lấy lại phần đất trước khi hết hợp đồng thì vẫn phải thanh toán phần chi phí mà bên nhận giữ đã bảo quản, giữ gìn,…

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Các thỏa thuận trách nhiệm các bên về  phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ.

(vd: Trong thời hạn gửi giữ nếu bên nhận giữ tài sản không thực hiện đúng các thỏa thuận về giữ gìn, bảo quản đất mà gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường phần giá trị đã bị hư hại).

Giải quyết tranh chấp:

Đưa ra phương pháp giải quyết tranh chấp ưu tiên thương lượng giữa các bên. Khi không thể thương lượng thì Tòa án sẽ là cách giải quyết cuối cùng.

Trường hợp muốn đòi là tài sản nhờ gửi giữu xem chi tiết tại đây:

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đòi lại tài sản gửi giữ

Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng:

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm nào ghi rõ ngày tháng năm, được lập thành bao nhiêu bản, các điều kiện chấm dứt hợp đồng (do hết thời hạn, do đơn phương chấm dứt, do hủy bỏ hợp đồng).

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ ĐẤT

>> Tham khảo thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về hợp đồng giữ đất cũng như cách viết mẫu hợp đồng giữ đất. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề tranh chấp về đất đai hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng giữ đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 26, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps