Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế được xem là một trong những mẫu văn bản thiết yếu khi mở di sản thừa kế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết biểu mẫu này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung nào
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung nào.
Nội dung mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung sau:
- Ngày tháng năm
- Tiêu ngữ
- Tên mẫu biên bản: thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế…
- Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
- Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
- Thông tin của người để lại di sản và di sản: loại tài sản, giá trị…
- Nội dung thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: đồng ý để lại tài sản này cho ông A, tài sản mang tên bà B…
- Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
- Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
- Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
- Người lập văn bản (các đồng thừa kế) ông bà ký tên/ điểm chỉ
- Công chứng viên ông bà đóng dấu/ ký tên
Các lưu ý khi viết mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế cần thiết phải họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây (quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015):
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Thỏa thuận về cách thức phân chia di sản.
- Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản để tránh các hậu quả tranh chấp về di sản thừa kế sau này.
- Các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho người phù hợp.
- Văn bản này cần phải được tất cả các đồng thừa kế ký tên.
Ngoài ra, để văn bản có giá trị pháp lý cao thì nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng văn bản.
Giá trị pháp lý của mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế có giá trị pháp lý nhất định và được pháp luật dân sự thừa nhận nếu:
- Mục đích và nội dung của biên bản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Những người tham gia biên bản thỏa thuận (các đồng thừa kế) đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện.
- Thỏa thuận không bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép hay xác lập tại thời điểm mà cá nhân đó không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hình thức của biên bản thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật dân sự: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi…
Chúng ta vừa tìm hiểu về biểu mẫu của biên bản thỏa thuận phân chia di sản đồng thừa kế, nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp thêm về biểu mẫu này hoặc những vấn đề khác liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin chân thành cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
July 01, 2020 at 01:00PM