Pháp luật lao động doanh nghiệp là loại pháp luật đặc thù và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo sự phát triển bền vững. Pháp luật lao động trong doanh nghiệp bị ràng buộc bởi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, mối quan hệ này phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên và có thể xảy ra những tranh chấp nhất định đòi hỏi sự am hiểu pháp luật để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. Vậy pháp luật đã quy định cụ thể về điều này như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động
Về quy định của Bộ luật Lao động 2012 về quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Đình công.
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện họp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành họp pháp của người sử dụng lao động;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động có những quyền sau (theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động):
- Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Đóng cửa tạm thời tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ sau (theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động):
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luất về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao độngNgười sử dụng lao động phải đăng ký đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho số lao động của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cùng với phần đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định.
Tranh chấp phát sinh trong lao động
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong 07 trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những trường hợp được nêu trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước một khoảng thời gian. Cụ thể, căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp người lao động mang thai.
Ngoài ra, trong một số trường hợp người lao động chỉ phải báo trước ít nhất 3 ngày, bao gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Như vậy, người lao động có đủ điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng, đã báo trước cho người sử dụng lao động thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định.
Và theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, người lao động còn có quy định cụ thể đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (khoản 1 Điều 209 Bộ luật Lao động 2012). Có thể thấy, pháp luật xác định rõ việc đình công phải dựa trên tinh thần, ý chí tự nguyện của người lao động, không ai có thể bắt ép người lao động tham gia đình công. Vì vậy, chính bản thân người lao động là người quyết định.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp pháp luật doanh nghiệp
Điều 194 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ 06 nguyên tắc mà bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đều có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Cụ thể:
- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định;
- Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái luật khi thực hiện hoà giải, trọng tài;
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật;
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết;
- Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
- Chỉ tiến hành giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Trên đây là phân tích của chúng tôi xoay quanh vấn đề: “Dịch vụ Tư vấn về pháp luật trong doanh nghiệp”. Mọi chi tiết thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề pháp lý liên quan hoặc tư vấn pháp luật lao động , xin Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ.
Bài viết nói về: Dịch vụ Tư vấn pháp luật lao động doanh nghiệp? - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT
0 comments
Đăng nhận xét