Dịch vụ Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

No Comments

Tranh chấp lao động là mâu thuẫn phát sinh trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động xảy ra trong doanh nghiệp. Việc tranh chấp nếu không được giải quyết một cách thuận tình thì sẽ dễ gây nên những bất đồng, xung đột giữa hai bên, gây thiệt hại cho một trong hai bên tranh chấp. Vậy tranh chấp lao động trong doanh nghiệp được quy đuy định cụ thể như thế nào?

Hình ảnh Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp của Công ty Luật Long Phan PMT.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.

Nguyên Nhân Và Phân Loại Tranh Chấp Lao Động Trong Doanh Nghiệp

Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian (người thứ ba hoặc một cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định) để giải quyết.

Tranh chấp trong quan hệ lao động bao gồm tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

  • Tranh chấp cá nhân: Bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào trong suốt quá trình làm việc đều có thể xảy ra tranh chấp như điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ…
  • Tranh chấp tập thể: Bao gồm tranh chấp tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.Trong đó:

Tranh chấp tập thể về quyền là tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau về quy định pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

Hình ảnh Phân loại tranh chấp lao động trong doanh nghiệp của Công ty Luật Long Phan PMT.
Phân loại tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.

Tranh chấp tập thể về lợi ích là tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng.

Công Đoàn Là Gì?

Công đoàn là chủ thể duy nhất có quyền đại diện cho người lao động để thương lượng tập thể, tổ chức đình công và tiến hành các hoạt động tập thể khác. Tinh thần của những vấn đề này cũng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện bởi Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và nhiều văn bản pháp lý quan trọng khác.

Điều 1, Luật Công đoàn của Việt Nam quy định: Những người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đều có quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam có ba chức năng:

  • Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
  • Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
  • Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm – mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.

Giải quyết tranh chấp lao động

Hình ảnh Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp của Công ty Luật Long Phan PMT.
Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.

Điều 194 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ 06 nguyên tắc mà bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đều có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Cụ thể:

  • Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định;
  • Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái luật khi thực hiện hoà giải, trọng tài;
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật;
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết;
  • Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
  • Chỉ tiến hành giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

Thẩm quyền giải quyết Tranh chấp lao động: 

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm:

  • Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động.
  •  Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan lao động, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luật gia có uy tín ở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủ tịch.
  • Toà án nhân dân: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động theo trình tự tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là phân tích của chúng tôi xoay quanh xoay quanh vấn đề: “Dịch vụ tư vấn tranh chấp lao động trong doanh nghiệp”. Mọi chi tiết thắc mắc cần giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan hoặc tư vấn pháp luật, xin Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được hỗ trợ tư vấn tận tình. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Dịch vụ Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



0 comments

Đăng nhận xét

My maps