Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

No Comments

Trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, doanh nghiệp  không những đối mặt với những cạnh tranh, tranh chấp từ các đối thủ, thị trường mà còn phải đối mặt trực tiếp với những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ trong chính nội bộ doanh nghiệp của mình. Những tranh chấp này có tác động không hề nhỏ và nhiều trường hợp tranh chấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý các vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp qua bài viết sau.

Hình ảnh về tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp
Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên thông qua hoạt động liệt kê các tranh chấp có tính chất, đặc điểm là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể là: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty ví dụ như:

  • Tranh chấp ai là người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Tranh chấp gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty ví dụ như:

  • Cổ đông, thành viên công ty không góp hoặc không góp đủ cho số cổ phần, số vốn đã cam kết góp
  • Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký nhưng thành viên vẫn yêu cầu được coi là cổ đông có quyền và lợi ích như ột người đã góp đầy đủ
  • Những tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: giá trị tài sản được định giá không đúng với thực tế, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
  • Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng
  • Tranh chấp về các quyết định được ban hành không đúng thẩm quyền, không đúng quy định pháp luật
  • Tranh chấp về tư cách cổ đông, tư cách thành viên

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Hình ảnh về giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Cơ sở giải quyết tranh chấp nội bộ

Khi nội bộ doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, các bên có thể dựa vào điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông để xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Nhằm giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả thì về cơ bản cần tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp sau:

Nguyên tắc tự định đoạt: nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tự thỏa thuận phương thức giiar quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhất với các bên như tự thương lượng, hòa giải. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo phương thức này không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: không phân biệt thành kinh tế, địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên tắc hòa giải: pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉ khi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh: hoạt động kinh doanh vốn là một chu trình khép kín nên bất kỳ ở công đoạn nào xảy ra trục trặc, gián đoạn luôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Giải quyết tranh chấp không được giải quyết nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Hình ảnh về phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Các phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiến hành, thời gian,…Đồng thời tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấp không bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Khi hòa giải, thương lượng không thành thì các bên thường chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án trên điều không hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Trên đây là toàn bộ dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, trường hợp các bạn muốn được hỗ trợ pháp lý trong giải quyết tranh chấp, hãy liên hệ ngay Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT để được hỗ trợ tư vấn và tham gia tố tụng tại Tòa án.

Bài viết nói về: Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



0 comments

Đăng nhận xét

My maps